TNO

Kỳ lạ hành tinh di chuyển giống sao chổi

19/03/2016 13:07 GMT+7

(Tin Nóng) Các nhà thiên văn học Mỹ đã phát hiện một hành tinh cách Trái đất 117 năm ánh sáng với quỹ đạo đặc biệt lệch tâm đến nỗi quỹ đạo của nó chẳng khác gì sao chổi.

(Tin Nóng) Các nhà thiên văn học Mỹ đã phát hiện một hành tinh cách Trái đất 117 năm ánh sáng với quỹ đạo đặc biệt lệch tâm đến nỗi quỹ đạo của nó chẳng khác gì sao chổi.

Quỹ đạo của HD 20782 so với các hành tinh khác của hệ mặt trời - Ảnh: SFSU

Trong khi các hành tinh của hệ mặt trời có quỹ đạo gần như hình tròn, các nhà thiên văn học thuộc Đại học bang California ở San Francisco đã tìm được vài hành tinh ngoại lai có quỹ đạo giống như hình ê líp.

Trong số này, hành tinh được gọi là HD 20782 có quỹ đạo lệch tâm đến không tưởng, với độ lệch tâm lên đến 0,96, theo Space.com.

Điều đó có nghĩa là hành tinh này di chuyển trên quỹ đạo gần như là hình ê líp phẳng, di chuyển về phía xa ngôi sao trung tâm (với khoảng cách gấp 2,5 lần so với mặt trời – Trái đất) trước khi lao vút về hướng mặt trời của nó đến điểm gần nhất chỉ bằng 0,06 mặt trời - Trái đất, tức còn gần hơn khoảng cách giữa sao Thủy và mặt trời.

“Nó có khối lượng như sao Mộc, nhưng quăng xung quanh sao trung tâm như sao chổi”, theo chuyên gia Stephen Kane.

Bên cạnh đó, những hành tinh được mây hạt băng bao phủ, như sao Kim và sao Mộc, có độ phản xạ ánh sáng rất cao, và HD 20782 dường như cũng có bề mặt tương tự.

Tuy nhiên, nếu một hành tinh như sao Mộc di chuyển quá gần mặt trời, sức nóng sẽ thổi bay những vật liệu băng trong các đám mây bao quanh nó.

Thế nhưng, trong trường hợp của HD 20782, khí quyển hành tinh không kịp phản ứng trước quỹ đạo hết sức bất thường của nó. Tốc độ di chuyển quá nhanh và theo quỹ đạo như vậy đã đẩy hành tinh vào tình trạng bị “đơ”, nên mây băng vẫn xuất hiện trên hành tinh này.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.