Chiều 15.6, tại nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân đã ký Nghị quyết liên tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN quy định chi tiết các hình thức giám sát và phản biện xã hội của MTTQ VN.
tin liên quan
Tìm cơ chế giám sát 'có chế tài' cho Mặt trậnCó quy định về trách nhiệm trong hoạt động giám sát, nhưng chưa có quy định rõ về cơ chế, thời gian thực hiện, cũng như giá trị pháp lý đối với việc thực hiện, xem xét, giải quyết những kiến nghị của MTTQ VN.
Tham dự có các Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Phó thủ tướng, thành viên Chính phủ và Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ VN.
Nghị quyết này cụ thể hóa các điều 27 và điều 34 của luật MTTQ VN đã được Quốc hội thông qua ngày 9.6.2015 và có hiệu lực từ ngày 1.1.2016. Đây là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý quan trọng, góp phần tiếp tục cụ thể về cơ chế đối với hình thức giám sát và phản biện xã hội của MTTQ VN và các tổ chức chính trị - xã hội.
Theo đó, Nghị quyết gồm 4 chương, 25 điều. Nghị quyết quy định các hình thức giám sát, trong đó quy định nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tổ chức đoàn giám sát, giám sát thông qua hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng, tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; tổ chức đoàn giám sát; giám sát của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng; tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền… Nghị quyết cũng quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức. Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bình luận (0)