Các nhà khoa học phát hiện ra bằng chứng của biểu tượng trong bản thảo Indian Bakhshali - một văn bản toán học được tìm thấy hồi năm 1881.
tin liên quan
Phát hiện sứa hóa thạch cổ xưa nhất trong thung lũng chếtThung lũng chết (Death Valley) ngày nay là một sa mạc nóng, điều
kiện khắc nghiệt, nó nằm ở phía đông bang California, Mỹ. Nhưng tại đây,
người ta vừa phát hiện hóa thạch của loài sứa, qua giám định chúng có
từ 540 triệu năm trước.
Ngày 15.9, tờ Daily Mail đưa tin các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh) lần đầu tiên dùng carbon phóng xạ trên bản thảo Bakhshali để biết rằng nó có từ đầu thế kỷ thứ ba, tức là sớm hơn 5 thế kỷ so với những gì người ta biết về ghi chép liên quan con số 0 trước đây. Điều này có nghĩa là bản thảo này có trước chữ khắc vào thế kỷ 9 về số 0 trên bức tường của một ngôi đền ở Gwalior, Madhya Pradesh (Ấn Độ), được cho là ví dụ lâu đời nhất về số 0.
Giáo sư Marcus du Sautoy, người dẫn đầu nghiên cứu trên, nói: “Các phát hiện cho thấy toán học sống động như thế nào tại lục địa Ấn Độ trong nhiều thế kỷ. Biểu tượng zero mà chúng ta sử dụng ngày nay phát triển từ một dấu chấm có thể được nhìn thấy trong bản thảo Bakhshali”.
Các nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng bản thảo Bakhshali có từ giữa thế kỷ 8 và 12, dựa trên cách viết. Tuy nhiên, niên đại xác định bởi carbon phóng xạ cho thấy rằng bản thảo, bao gồm 70 lá cây mong manh của cây bạch dương, bao gồm vật liệu từ ít nhất ba thời kỳ khác nhau. Richard Ovenden, thủ thư của Thư viện Bodley, nơi chứa bản thảo, nói: “Xác định này của bản thảo Bakhshali có tầm quan trọng sống còn đối với lịch sử toán học và nghiên cứu nền văn hóa Nam Á sớm và những kết quả nghiên cứu đáng ngạc nhiên này chứng minh cho các tiểu lục địa giàu truyền thống lâu đời”.
tin liên quan
Phát hiện hũ tiền cổ khi đào móng nhàTrong khi đào móng nhà, gia đình ông Vũ Văn Điền (ngụ tại khối 4, thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) đào được hũ sành, trong đó đựng rất nhiều tiền xu cổ bằng đồng.
Bản thảo Bakhshali sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học ở London (Anh) như một phần của triển lãm Ấn Độ: 5.000 năm khoa học và đổi mới, khai mạc vào 4.10 tới đây.
Bình luận (0)