(TNO) Hóa thạch mới phát hiện tại Panama cho thấy tổ tiên của loài lạc đà khá lùn và lại chẳng có bướu như một số hậu duệ hiện nay.
Một nhóm các chuyên gia quốc tế vừa cho biết đã tìm thấy hóa thạch của các lạc đà nhỏ với cái mõm dài, từng lang thang khắp các khu rừng mưa nhiệt đới ở Panama cách đây khoảng 20 triệu năm.
Loài lạc đà cổ này không có bướu, và một trong hai loài mới phát hiện chỉ cao khoảng 0,6m, theo báo cáo trên chuyên san Journal of Vertebrate Paleontology.
|
Chuyên gia Aldo Rincon của Đại học Florida đã đào được hóa thạch trên trong lúc kênh đào Panama được nới rộng để cho phép tàu lớn qua lại.
Anh và các nhà khoa học khác ở Panama, Mỹ và Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian cũng công bố các hóa thạch của các loài vật cổ đại khác, như cá maclin, rùa, ngựa.
“Chúng tôi chưa hề nghĩ rằng có thể tìm thấy hóa thạch lạc đà ở đó”, theo nhà khoa học Carlos Jaramillo của viện Smithsonian.
Không giống như lạc đà hiện nay, lạc đà cổ đại có răng giống như cá sấu. Và chúng cũng chẳng có bề ngoài giống lạc đà mấy, mà như chó cỏ thì đúng hơn, ông Jaramillo nhận xét.
Hạo Nhiên
>> Bọ chét khủng long
>> Lùn đi vì biến đổi khí hậu
>> Dê thay đổi tiếng kêu theo môi trường
Bình luận (0)