Đóng 3.000 USD, 2 năm chưa được phỏng vấn
Tiếp xúc với phóng viên Thanh Niên, cô H.Ng (thường trú tại tỉnh Vĩnh Long) cho biết: Vào khoảng tháng 3.2008, qua người quen, cô Ng. được giới thiệu đến Công ty du học Thái - OST (chi nhánh 442 Nguyễn Tri Phương, Q.10, TP.HCM). Tại đây, bà Phạm Thị Quỳnh Như - Phó giám đốc công ty, đã tư vấn Ng. làm hồ sơ du học tại Mỹ và hứa hẹn sau khi ra trường làm việc thì có thể xin được định cư.
Minh hoạ: DAD |
Bà Như tư vấn rằng Ng. phải nộp hồ sơ trước bao gồm một số giấy tờ cần thiết như học bạ, bằng tốt nghiệp THPT, bảng điểm... để xin thư mời nhập học. Trước tiên, Ng. phải nộp khoản tiền 500 USD gọi là phí hành chính đợt 1. Sau đó, Ng. tiếp tục được yêu cầu nộp thêm 2.500 USD để lo các thủ tục, giấy tờ phỏng vấn để xuất cảnh (gọi là phí hành chính đợt 2). Bà Như hứa rằng nếu không xin được thị thực, công ty sẽ trả tiền lại. Sau khi nộp đầy đủ giấy tờ, tiền bạc, đến nay, sau hơn 2 năm, Ng. vẫn chưa được gọi phỏng vấn lần nào.
Theo thông tin từ Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM, Công ty OST được đăng ký dưới tên Công ty TNHH tư vấn du học Thái (địa chỉ 36/1B Lam Sơn, P.6, Q.Bình Thạnh), ông Trần Tấn Thái là giám đốc. Công ty này thông báo giải thể ngày 9.3.2010. Còn chi nhánh Công ty TNHH tư vấn du học Thái (tại 442 Nguyễn Tri Phương, Q.10) cũng đã giải thể ngày 29.12.2009. |
Trường hợp của Ng. không phải là cá biệt. Trong cùng khoảng thời gian từ đầu năm 2008 đến khoảng tháng 7.2009, nhiều người tìm đến Công ty OST và cũng được tư vấn cùng một nội dung. Đa số các nạn nhân này đều cho biết phải đóng hết 2.700 USD (trường hợp chị Ng. là 3.000 USD - PV) phí hành chính và thủ tục. Thậm chí có người còn đóng khoảng 3.500 - 4.000 USD phí này. Theo quy định của công ty, ngoài phí hành chính (sẽ không được trả lại với bất cứ lý do nào) và các chi phí xin thị thực, những người nộp hồ sơ còn phải đóng thêm từ 4.800 - 6.000 USD phí dịch vụ nếu lấy được thị thực.
Theo hồ sơ tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.10 (TP.HCM), có gần 20 người đã gửi đơn tố cáo về việc bị lừa đảo khi đăng ký du học tại Công ty OST. Đây là công ty do ông Trần Tấn Thái đứng tên đồng thời là giám đốc.
Lấy tiền xong, công ty giải thể
Những tình tiết sau này mà các nạn nhân tố cáo đến cơ quan cảnh sát điều tra đều khá giống nhau. Theo đó, sau một thời gian dài không thấy tin tức (khoảng 2 năm), những người này liên lạc với bà Như để hỏi cho rõ vấn đề. Hoặc những người đã đi phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ nhưng nhiều lần không nhận được thị thực, đã tìm đến công ty để rút lại tiền. Từ đây, mọi chuyện bắt đầu vỡ lở.
Chị N. - một người đăng ký làm thủ tục du học tại Công ty OST, kể lại: “Khi mọi người gọi điện cho bà Như, bà ta cho biết muốn giải quyết thì lên công ty gặp ông Thái - giám đốc. Nhưng Công ty OST đã không còn hoạt động tại địa chỉ cũ vì hiện nay nơi đây là một nhà hàng yến sào! Đến lúc chúng tôi tìm đến nhà ông Thái thì người nhà cho biết Công ty OST đã giải thể, mọi việc hãy liên lạc với bà Như...”.
Tình trạng đùn đẩy trách nhiệm này kéo dài rất lâu và cả bà Như, ông Thái hiện nay đều lẩn trốn những người làm thủ tục du học. Trong khi đó, học bạ chính, giấy tờ nhà đất... đều nằm trong tay bà Như khiến những người nộp đơn xin du học đều rất khó khăn trong việc xoay xở những công việc khác. Thậm chí, Công ty OST còn làm mất hộ chiếu của chị Ng. nhưng khi liên lạc, bà Như không chịu bồi thường mà còn lớn tiếng thách thức chị Ng. đi tố cáo.
Từ khi các nạn nhân gửi đơn tố cáo cho đến nay, cơ quan cảnh sát điều tra đã lấy lời khai của các nạn nhân, cùng lúc triệu tập bà Như, ông Thái cả thảy 3 lần nhưng chưa lần nào 2 người này có mặt (!).
Du học chưa chắc có thể định cư Liên quan đến những vấn đề xin thị thực du học và định cư tại Úc, Canada, đại diện 2 nước này đã có những giải thích rõ ràng. Khi du học sinh có ý định xin thị thực du học để định cư ở Canada, cần phải lưu ý những điều sau: Thùy Ngân (ghi) |
Đăng Nguyên - Minh Dũng
Bình luận (0)