Cụ thể, điều 468 quy định tại khoản 1: “Lãi suất do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20% của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”.
Khoản 2 điều này quy định: “Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 điều này tại thời điểm trả nợ”.
Tuy nhiên, theo luật gia Phan Thị Việt Thu, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM, quy định trên cũng nêu rõ “trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”, nên các ngân hàng và công ty tài chính sẽ theo luật Các tổ chức tín dụng. Luật này quy định, tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, nên quy định ở bộ luật Dân sự sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lãi vay tiêu dùng lâu nay phổ biến ở mức 30 - 60%/năm.
Bình luận (0)