• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Làm cha mẹ tỉnh thức

Kim Ngọc
thuydung12@gmail.com
12/08/2020 11:54 GMT+7

Cuộc sống bất ổn với quá nhiều áp lực và lo lắng nên chỉ cần thấy con có lời nói hay hành động không vừa ý là cha mẹ nổi cáu và để cơn giận bùng phát.

Không thể kiểm soát được cảm xúc và hành vi khi tương tương tác với con, cha mẹ có thể làm tổn thương đứa con yêu quý nhất của mình. Nếu cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực trong con cứ luôn xuất hiện thì lâu dần chúng sẽ trở thành niềm tin và tính cách của con, hoặc vô tình kích hoạt các cơ chế phòng vệ bên trong khiến con dần tự ti mặc cảm, buông xuôi, gặp khó khăn trong các mối quan hệ.

Ảnh: Shutterstock

Với 15 năm kinh nghiệm trong tham vấn trị liệu và đào tạo phương pháp dạy con thời hiện đại, Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Tâm kể chị đã gặp rất nhiều các bạn trẻ có mối quan hệ đứt gãy với cha mẹ. Phần nhiều các lý do đến từ thời thơ ấu, khi cha mẹ làm tổn thương con bằng lời nói hay cách hành xử trong cơn giận.

Mục đích chân chính của việc dạy con là giúp con có năng lực đạt được hạnh phúc và tự do, nuôi dưỡng tự do trong tâm hồn, tự do phát huy tiềm năng, tự do lựa chọn. Trong vai trò làm cha mẹ, có lẽ việc khó nhất vẫn là làm thế nào để thể kiểm soát được những cảm xúc giận dữ, lo lắng, bất an, áp lực và thong dong đồng hành cùng con trên tiến trình thành nhân.

“Chỉ có một con đường. Đó là làm cha mẹ tỉnh thức (Mindfullness) để nhận biết  cảm xúc hành vi của mình, biết cách hóa giải hay ít nhất là dừng lại khi nóng giận để hạn chế việc gây tổn thương lên con”, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tâm cho biết.

Tỉnh thức là khả khả năng chú tâm quan sát bên trong tâm trí, cơ thể và môi trường xung quanh ngay trong giây phút hiện tại với sự tử tế và hiếu kỳ. Tỉnh thức đòi hỏi trạng thái hiện diện trọn vẹn ở đây và bây giờ.

Cha mẹ tỉnh thức thấy biết chính mình, thấu hiểu chính mình, có thể điều chỉnh cảm xúc và dần dà thay đổi nhận thức và hành vi. Khi có thể kiểm soát được dòng cảm xúc, có mặt trọn vẹn và chú tâm, cha mẹ hiểu được cảm xúc và mong muốn của con nên có thể giúp đỡ con bớt sang chấn, vượt qua những giai đoạn khó khăn tâm lý và trưởng thành lành mạnh. Nói cách khác, cha mẹ tỉnh thức cho con hạnh phúc và chính cha mẹ cũng sống bình an hạnh phúc hơn.

Để làm cha mẹ tỉnh thức, nên dành thời gian luyện tập thiền mỗi ngày. Thực hành thiền theo cách đơn giản trong 1 phút rồi sau đó tăng dần thời gian. Có thể tham khảo theo 3 bước:

Bước 1: Ngồi yên, lưng thẳng, chú tâm vào hơi thở.

Bước 2: Thư giãn toàn thân trong khi hít thở sâu.

Bước 3: Tự hỏi bản thân điều gì quan trọng nhất với ta lúc này?

Thực hành mỗi ngày sẽ nâng cao khả năng tập trung chú ý, bình tĩnh, tâm trí trong lành. Tỉnh thức chính là phương cách để cha mẹ nhận ra giá trị của bản thân, tự chữa lành và hoàn thiện hơn trong mối tương quan với những người thân yêu.

 

Top
Top