|
Phải chăng các bạn trẻ này đã không được trang bị các kỹ năng cần thiết, mà cơ bản là các kỹ năng làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của chính mình?
Vấn đề đặt ra là trẻ chưa trưởng thành thì làm chủ cuộc sống như thế nào? Làm chủ cuộc sống ở trẻ cần hiểu đó là khả năng trẻ có thể giải quyết và đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để trẻ có thể làm chủ cuộc sống?
Biết quý trọng bản thân
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu biết yêu quý bản thân thì trẻ sẽ dễ dàng vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Yêu quý bản thân là trẻ tự tin về chính mình, biết được những mặt ưu khuyết điểm của bản thân, không tự ti, mặc cảm khi so sánh mình với người khác cũng như khi đón nhận những lời nhận xét tiêu cực về bản thân mình. Để trẻ biết quý trọng bản thân, cha mẹ trước hết phải thường xuyên thể hiện những cử chỉ và lời nói yêu thương, trân trọng đối với trẻ để trẻ thấy rằng mình có ý nghĩa rất lớn đối với cha mẹ. Hãy tích cực khen ngợi và cổ vũ cho trẻ, tâm sự để trẻ hiểu và giúp trẻ gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, hướng trẻ đến những hoạt động vui tươi lành mạnh, định hướng và giúp trẻ phát huy những tố chất và năng khiếu nổi trội…
Tự lập
Để hình thành cho trẻ kỹ năng làm chủ cuộc sống thì cha mẹ cần dạy cho trẻ tính tự lập ngay từ nhỏ. Biết cách làm mọi thứ cho bản thân từ sớm là một yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển và sự trưởng thành ở trẻ. Nếu người lớn quá kiểm soát trẻ hay để trẻ phụ thuộc quá lâu thì trẻ sẽ có xu hướng bám riết lấy người lớn, trở nên lười biếng và cảm thấy khó khăn trước mọi việc. Do đó, cha mẹ cần tin tưởng, động viên và khuyến khích trẻ làm những công việc trong khả năng và lứa tuổi của mình, vừa giúp trẻ dần làm chủ những hoạt động hằng ngày của bản thân vừa là cơ hội để trẻ thể hiện bản thân mình. Nếu được cha mẹ tập luyện, hướng dẫn và cùng trẻ “chiến đấu” thì trẻ 2 tuổi đã có thể tự cầm muỗng múc ăn hay trẻ 4 tuổi đã có thể tự mặc các loại quần áo đơn giản…
Đối diện sớm với các mối “nguy hiểm”
Rất nhiều cha mẹ thương con theo kiểu “nâng trứng hứng hoa”, sợ con đau, con buồn, con gặp khó khăn. Chính điều này làm cho trẻ trở nên nhút nhát, ỷ lại và không trưởng thành. Với trẻ em Việt Nam, cha mẹ thường cho rằng 4 tuổi là quá sớm và quá nguy hiểm để sử dụng những vật dụng như: dao, kéo hoặc những đồ vật sắc nhọn...
Trong khi đó, trẻ em Nhật lại được học cách sử dụng những vật “nguy hiểm” này từ rất sớm và thực tế cho thấy trẻ em Nhật rất giỏi phản ứng trước các tình huống nguy hiểm. Để dạy trẻ cách kiểm soát “nguy hiểm” một cách an toàn và đúng phương pháp, cha mẹ phải luôn theo sát để giải thích, hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời cho trẻ. Cha mẹ cũng cần lưu ý là chỉ nên hướng dẫn, làm mẫu và trông chừng chứ không làm giúp trẻ. Đối mặt với khó khăn, thách thức là cơ hội để trẻ phát triển, vì vậy, cha mẹ nên tạo điều kiện tối đa cho trẻ phát huy tính tự lập và học cách làm chủ cuộc sống. Điều này rất cần thiết, vì sớm muộn gì trẻ cũng sẽ phải đối diện với nhiều mối “nguy hiểm” trong cuộc sống sau này.
Trẻ chỉ có thể làm chủ cuộc sống của mình khi được rèn luyện, hướng dẫn ngay từ nhỏ. Điều quan trọng là phải cho trẻ cơ hội để làm chủ, phụ huynh không nên áp đặt hay giải quyết mọi vấn đề giúp trẻ. Hãy là người cố vấn, là người bạn lớn để đồng hành cùng trẻ.
Dạy con biết quản lý tài chính từ nhỏ Khi con bắt đầu biết xài tiền, nhiều bậc phụ huynh đã không ngần ngại cho trẻ tự quyết định trong việc chi tiêu của mình. Tuy nhiên, để trẻ có nhận thức đúng đắn về tiền bạc và tạo được thói quen chi tiêu hợp lý ngay từ nhỏ, cần có sự hướng dẫn và giám sát cẩn thận từ các bậc cha mẹ.
Dạy con tiết kiệm tiền cho những lúc thiếu thốn Ngay khi con đủ lớn để biết xin tiền mua đồ chơi, sách và những loại hình giải trí khác, bạn cần dạy con biết cách tiết kiệm tiền cho những thứ mà con muốn mua. Để phát triển nhận thức này, bạn có thể tạo ra khoản trợ cấp cho con. Ví dụ, mỗi ngày bạn cho con 10.000 đồng, con sẽ phải lựa chọn: hoặc ăn bánh kẹo ngay hoặc để dành tiền mua yo-yo trị giá 100.000 đồng. Hầu hết tất cả kiến thức tài chính cá nhân đều xuất phát từ nhận thức cơ bản này và đây là cách học qua thực hành tốt nhất. Dạy con biết kiếm tiền nhờ lao động Cha mẹ cần chỉ cho con biết tiền bạc không phải là thứ dễ dàng có được, mà phải thông qua lao động. Cha mẹ có thể dạy con kiếm tiền bằng cách giao một số việc nhỏ, phù hợp với độ tuổi để con hoàn thành. Thay vì tùy tiện cho con một khoản tiền tiêu vặt thì bạn hãy giao ước sẽ có phần thưởng cho những việc mà con làm. Phần thưởng này sẽ được quy đổi thành món quà con thích. Phương pháp này sẽ tạo cho trẻ thói quen tự chăm sóc bản thân và biết phụ giúp cha mẹ ngay từ sớm, cũng như có ý thức và trách nhiệm hơn khi được giao một việc nào đó. Từ đó, trẻ sẽ biết tiết kiệm hơn trong chi tiêu. Dạy con lập kế hoạch quản lý tài chính Với số tiền mà con có được, bạn hãy cùng con soạn thảo “kế hoạch tài chính” bằng cách phân chia ra các mục tiêu ngắn hạn như truyện, đĩa phim, đồ chơi… những thứ con có thể mua được trong vài ngày hoặc vài tuần. Bên cạnh đó là các mục tiêu dài hạn đòi hỏi con phải tiết kiệm trong thời gian dài, có thể là vài tháng hoặc thậm chí là vài năm như một chiếc xe đạp, hay một chiếc máy tính bảng… Bằng cách này, con sẽ học được thứ tự ưu tiên khi mua đồ cũng như biết được đâu là cái mình cần và đâu là cái mình muốn. Đồng hành cùng con thực hiện ước mơ Cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện và tìm hiểu những ước mơ của con về tương lai chẳng hạn như đi du học hay mong muốn lớn lên sẽ trở thành bác sĩ, ca sĩ, kiến trúc sư... Hãy giải thích với con rằng, để thực hiện những ước mơ lớn như vậy cần phải có một số tiền lớn, và nếu con để dành càng sớm, số tiền này sẽ càng nhiều. Bạn hãy giao ước với con rằng, bạn sẽ cùng con thực hiện ước mơ này với phần tiết kiệm lớn hơn là của cha mẹ và tiết kiệm phần nhỏ hơn là của con. Một trong các công cụ có thể giúp các bậc cha mẹ cùng con áp dụng cách làm này đó là sản phẩm bảo hiểm giáo dục Manulife - Điểm Tựa Tài Năng. Ví dụ, với hợp đồng mệnh giá 300 triệu đồng cho bé trai 5 tuổi, bạn có thể xây dựng một ngân quỹ giáo dục học đại học có giá trị khoảng 550 triệu đồng bằng cách cùng con dành ra không quá 70.000 đồng mỗi ngày. Ngoài ra, con còn được hưởng một ngân quỹ y tế chăm sóc sức khỏe tương đương 150 triệu đồng (nếu lựa chọn Kế hoạch Bảo vệ). Quan trọng hơn, sản phẩm còn mang đến quỹ trợ cấp thu nhập với số tiền là 30 triệu đồng/năm đến khi con 18 tuổi nếu chẳng may có rủi ro xảy ra cho bạn (người mua bảo hiểm), điều mà tiết kiệm thông thường không mang lại được. Dạy con cách quản lý tài chính từ nhỏ sẽ giúp con trân trọng sức lao động của mình, từ đó hiểu và làm chủ được đồng tiền mà con làm ra. Quan trọng hơn, khi cùng con lên kế hoạch tài chính, cha mẹ sẽ có cơ hội khám phá ước mơ, đam mê của con, từ đó định hướng và giúp con đến với thành công trong công việc và cuộc sống sau này. Vân An |
PGS-TS Huỳnh Văn Sơn
Bình luận (0)