Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc xung quanh bài viết 'Người hùng Đồi Ngô' chật vật tìm kế mưu sinh đăng trên Thanh Niên ngày 5.2.
Không thể bỏ rơi người tốt
Việc thầy Nguyễn Danh Ngọc và thầy Đỗ Việt Khoa dũng cảm tố cáo tiêu cực trong ngành giáo dục đã khiến nhiều người dân tin rằng còn có những người tốt. Thế nhưng tôi không hiểu tại sao các cơ quan thẩm quyền không những không biểu dương, bảo vệ người tốt như vậy mà lại thờ ơ, bỏ mặc số phận của họ. Họ đấu tranh cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà chứ có phải cho cá nhân họ đâu? Nếu người tốt mà bị đối xử như thế thì còn ai đứng lên chống tiêu cực nữa, đất nước sẽ ra sao khi không có những người tốt như vậy?
Lê Thị Mỹ Hương
(banglangtim@gmail.com)
Tôi khâm phục thầy Ngọc
Chúng ta hãy suy nghĩ tại sao thầy Ngọc buộc phải rời quê hương để mưu sinh nơi đất khách quê người khi trong lòng ngập tràn tình yêu nghề và sống có trách nhiệm với xã hội. Và cho dù thầy Ngọc có sang Nhật sinh sống như dự tính, thì trước sau gì tôi cũng hết lòng khâm phục bởi thầy quá dũng cảm, biết hy sinh mình cho điều đúng đắn.
Phạm Bá Hoàng
(hoangpham69@yahoo.com)
Người tốt phải được vinh danh
Chắc chắn khi đứng lên chống tiêu cực, những người như thầy Ngọc, thầy Khoa đã dự liệu những khó khăn, thậm chí cả hiểm nguy sẽ chờ đón mình ở phía trước. Thế nhưng các thầy đã quyết không lùi bước trước những điều xấu xa, quyết không thỏa hiệp. Bởi ở các thầy có một niềm tin mang tính quy luật rằng, cuối cùng thì thiện cũng thắng ác, chính cũng thắng tà, cái xấu phải bị loại bỏ, người tốt phải được vinh danh. Tôi tin rằng qua sự việc này, các cấp thẩm quyền cũng thấy được những bất công đang bủa vây các thầy để rồi từ đó sẽ có những động thái tích cực nhằm bảo vệ những người tốt, mang lại niềm tin cho nhiều người trong xã hội.
Đào Công Thành
(thanhgiaolang@gmail.com)
Bùi Chiến |
BAN CTBĐ
(tổng hợp)
>> Người hùng Đồi Ngô' chật vật tìm kế mưu sinh
>> Gian lận thi cử ở Đồi Ngô chưa từng có trong lịch sử loài người
>> Hậu tiêu cực thi cử ở Đồi Ngô: Tăng cường biện pháp chống tiêu cực
Bình luận (0)