Một đoạn phim vừa được Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc đăng tải trên Facebook đã thu hút hơn 63.000 lượt xem và gần 7.000 lượt chia sẻ.
|
|
|
Những hình ảnh trong đoạn phim - Ảnh: chụp từ YouTube
|
|
Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc, phụ huynh có thể bảo vệ được con mình thoát khỏi nạn lạm dụng tình dục chỉ bằng những biện pháp đơn giản. Những tình huống phải cảnh giác là: khi thấy người lạ nhìn vào vùng kín của trẻ hoặc dụ dỗ các em nhìn vùng kín của mình (báo động nhìn), người lạ nói chuyện về vùng kín với các em (báo động nói), có ai đó sờ vào vùng kín của trẻ hoặc dụ dỗ trẻ sờ vào vùng kín của mình (báo động chạm). Hoặc trường hợp người lớn đưa trẻ đến khu vực vắng mà không có sự cho phép của bố mẹ (báo động bắt cóc) và bế trẻ theo cách không đứng đắn (báo động ôm). Trong các tình huống báo động trên, người phát hiện cần đứng lên bảo vệ trẻ nhỏ và thông báo với gia đình, chính quyền liên quan.
“Mỗi người trong chúng ta cần phải chung tay đẩy lùi nạn lạm dụng tình dục trẻ em. Không phải chỉ đứng lên bảo vệ cho con em chúng ta, mà bảo vệ cho cả những trẻ không quen biết”, thành viên mebeantran bình luận trên lamchame.com.
Trên Facebook, rất đông thành viên “tag” (đánh dấu) bạn bè của mình đang làm cha, làm mẹ để cùng xem. Thành viên Hương Lê hy vọng đoạn phim này được chia sẻ rộng rãi, để tất cả mọi người có thể bổ sung kiến thức, đề phòng, bảo vệ con em mình nói riêng và trẻ nói chung trước tình trạng lạm dụng tình dục ngày càng xuất hiện nhiều.
PGS-TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho rằng đoạn phim này tuy tuyên truyền theo cách đơn giản nhưng rất ý nghĩa và nhân văn, mang đến những thông điệp quan trọng cho phụ huynh và những ai thực sự quan tâm đến trẻ em.
Ngoài những cách mà đoạn phim hướng dẫn, ông Sơn chia sẻ thêm cần dạy cho trẻ biết nơi nào trên cơ thể mà người khác được phép và không được phép đụng chạm. Hướng dẫn trẻ biết những điều gì không nên giữ bí mật với người thân nhất là cha mẹ, kể cả việc bị ai đó lạm dụng hay dụ dỗ. Dạy trẻ biết tìm người giúp đỡ. Phụ huynh cũng cần nói với trẻ rằng mọi người luôn sẵn sàng bảo vệ trẻ khi trẻ bị đe dọa…
Trong trường hợp trẻ bị lạm dụng tình dục, theo PGS-TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn, điều quan trọng nhất là phụ huynh cần giúp trẻ được giải thoát khỏi những ám ảnh, cảm xúc tiêu cực... bằng cách thể hiện sự tin tưởng, vì trẻ đã phải dằn vặt rất nhiều trước khi quyết định nói ra cũng như sợ người lớn quở trách, kết tội hoặc không tin. Đừng tỏ ra nghi ngờ, trẻ sẽ khép lòng lại. Ngược lại, sự tin tưởng sẽ góp phần giúp con vượt qua sang chấn, giảm nỗi đau.
Khi biết chuyện, các ông bố đừng nổi cơn thịnh nộ, các bà mẹ đừng la hét hoặc bật khóc vì sẽ làm cho trẻ căng thẳng hơn. Đồng thời, phải chăm chú lắng nghe những gì trẻ muốn nói, khuyến khích, động viên trẻ nói ra những suy nghĩ, cảm giác của mình. Nên làm trẻ vững dạ bằng câu nói: “Bố mẹ sẽ ở bên cạnh con nếu con muốn”, “Bố mẹ sẽ cùng con giải quyết chuyện này”. Phụ huynh cần khẳng định với con trẻ rằng sự việc xảy ra hoàn toàn không phải do lỗi của trẻ.
“Mỗi người trong chúng ta cần phải chung tay đẩy lùi nạn lạm dụng tình dục trẻ em. Không phải chỉ đứng lên bảo vệ cho con em chúng ta, mà bảo vệ cho cả những trẻ không quen biết”, thành viên mebeantran bình luận trên lamchame.com.
Trên Facebook, rất đông thành viên “tag” (đánh dấu) bạn bè của mình đang làm cha, làm mẹ để cùng xem. Thành viên Hương Lê hy vọng đoạn phim này được chia sẻ rộng rãi, để tất cả mọi người có thể bổ sung kiến thức, đề phòng, bảo vệ con em mình nói riêng và trẻ nói chung trước tình trạng lạm dụng tình dục ngày càng xuất hiện nhiều.
PGS-TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho rằng đoạn phim này tuy tuyên truyền theo cách đơn giản nhưng rất ý nghĩa và nhân văn, mang đến những thông điệp quan trọng cho phụ huynh và những ai thực sự quan tâm đến trẻ em.
Ngoài những cách mà đoạn phim hướng dẫn, ông Sơn chia sẻ thêm cần dạy cho trẻ biết nơi nào trên cơ thể mà người khác được phép và không được phép đụng chạm. Hướng dẫn trẻ biết những điều gì không nên giữ bí mật với người thân nhất là cha mẹ, kể cả việc bị ai đó lạm dụng hay dụ dỗ. Dạy trẻ biết tìm người giúp đỡ. Phụ huynh cũng cần nói với trẻ rằng mọi người luôn sẵn sàng bảo vệ trẻ khi trẻ bị đe dọa…
Trong trường hợp trẻ bị lạm dụng tình dục, theo PGS-TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn, điều quan trọng nhất là phụ huynh cần giúp trẻ được giải thoát khỏi những ám ảnh, cảm xúc tiêu cực... bằng cách thể hiện sự tin tưởng, vì trẻ đã phải dằn vặt rất nhiều trước khi quyết định nói ra cũng như sợ người lớn quở trách, kết tội hoặc không tin. Đừng tỏ ra nghi ngờ, trẻ sẽ khép lòng lại. Ngược lại, sự tin tưởng sẽ góp phần giúp con vượt qua sang chấn, giảm nỗi đau.
Khi biết chuyện, các ông bố đừng nổi cơn thịnh nộ, các bà mẹ đừng la hét hoặc bật khóc vì sẽ làm cho trẻ căng thẳng hơn. Đồng thời, phải chăm chú lắng nghe những gì trẻ muốn nói, khuyến khích, động viên trẻ nói ra những suy nghĩ, cảm giác của mình. Nên làm trẻ vững dạ bằng câu nói: “Bố mẹ sẽ ở bên cạnh con nếu con muốn”, “Bố mẹ sẽ cùng con giải quyết chuyện này”. Phụ huynh cần khẳng định với con trẻ rằng sự việc xảy ra hoàn toàn không phải do lỗi của trẻ.
Bình luận
* “Mọi người hãy chia sẻ đoạn phim này nhiều hơn để ai cũng tiếp nhận được kiến thức bổ ích này”. (Lê Thu/webtretho.com) * “Những con số đáng sợ. Cần chung tay dẹp bỏ vấn nạn này bằng hiểu biết của mỗi người”. (Thu Tình/Facebook) * “Đoạn phim ý nghĩa dành cho những ai làm bố làm mẹ”. (Quang Anh/Facebook) |
Bình luận (0)