Làm gì để vắc xin hết hạn không thể 'lọt' đến phòng tiêm?

13/05/2023 09:06 GMT+7

Để có vắc xin đảm bảo đúng hạn và chất lượng ra đến phòng tiêm, quy trình bảo quản vắc xin và thực hành an toàn tiêm chủng phải được thực hiện nghiêm ngặt với nhiều nhân sự tham gia.

Vừa qua, nhân viên y tế của một trạm y tế xã đã tiêm 4 liều vắc xin 6 trong 1 hết hạn sử dụng cho 4 bé. Sự việc đến nay chưa ghi nhận vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe của các bé, nhưng dấy lên lo ngại. Điều này đặt ra vấn đề không chỉ đơn vị tiêm chủng phải "chống nhầm lẫn", bảo đảm chất lượng vắc xin mà phụ huynh cũng cần tham gia giám sát..

Tại hơn 100 trung tâm thuộc Hệ thống tiêm chủng vắc xin trẻ em và người lớn VNVC, quy trình bảo quản vắc xin thực hành an toàn tiêm chủng được thực hiện nghiêm ngặt, nhiều quy trình, nhân sự tham gia vào việc "ngăn" không cho vắc xin hết hạn "lọt" đến phòng tiêm.

Kho lạnh bảo quản vắc xin đạt chuẩn quốc gia, quốc tế

Bà Ngô Thị Tuyết Sương, Phó Giám đốc chất lượng VNVC chia sẻ, trước hết để đảm bảo chất lượng vắc xin, VNVC đầu tư hệ thống kho lạnh đạt tiêu chuẩn Quốc tế GSP với mạng lưới 4 tổng kho lạnh và hơn 100 kho lạnh từ 2-8°C trải dài khắp cả nước. Đặc biệt VNVC còn sở hữu 3 kho lạnh âm sâu, cho phép bảo quản chuẩn quốc tế các loại vắc xin đến âm 86 độ C.

Làm gì để vắc xin hết hạn không thể 'lọt' đến phòng tiêm?- Ảnh 1.

Khu biệt trữ vắc xin tại VNVC có khóa niêm phong và được theo dõi bằng hệ thống an ninh chuyên dụng, hệ thống cảnh báo âm thanh tại chỗ và email, tin nhắn đến bộ phận chuyên trách.

Tất cả phòng tiêm của VNVC đều được trang bị tủ bảo quản vắc xin chuyên dụng đạt chuẩn GSP, với hệ thống bảo quản nhiệt độ đồng bộ nhiệt kế tự ghi và camera giám sát. Mỗi cuối ngày, vắc xin chưa sử dụng sẽ được VNVC thu hồi từ phòng tiêm về kho lạnh tại từng trung tâm nhằm giám sát ở mức độ an toàn cao hơn.

Theo bà Tuyết Sương, hiện một số nơi vẫn còn tình trạng bảo quản vắc xin trong tủ đông, tủ lạnh gia dụng. Nhiệt độ có thể hiển thị 2-8 độ C, nhưng thực tế rất khó đảm bảo vì nhiều yếu tố như thời gian đóng mở liên tục, nguồn điện, mật độ hàng hóa bên trong. Còn với VNVC, không chỉ tuân thủ nghiêm ngặt về nhiệt độ bảo quản, kiểm soát hạn sử dụng, tính an toàn của vắc xin mà ngay cả một lọ vắc xin bị nghiêng, đổ, dù chưa mở nắp thì cũng không được phép sử dụng. 

Vắc xin hết hạn dùng không thể "lọt" ra khỏi kho

"Để kiểm soát hạn sử dụng của vắc xin, VNVC đầu tư hệ thống phần mềm quản lý hàng hóa hiện đại, cho phép theo dõi đến từng lọ vắc xin với đầy đủ thông tin cần thiết và được giám sát thông qua hệ thống phần mềm chốt chặn, những bộ phận liên quan không thể thực hiện các thao tác xuất, nhập kho các loại vắc xin đang có cảnh báo về hạn sử dụng. Điều này giúp VNVC kiểm soát chặt chẽ, phát hiện sớm các vắc xin sắp hết hạn sử dụng", bà Tuyết Sương thông tin.

Bà Tuyết Sương nhấn mạnh rằng, với quy trình chặt chẽ và hệ thống phần mềm công cụ hiện đại, VNVC không cho phép vắc xin quá hạn sử dụng được đưa ra khỏi kho, mà phải chuyển vào khu vực biệt trữ để chờ hoàn, hủy theo quy định. Hệ thống quản lý, cảnh báo hạn sử dụng vắc xin được thiết lập ở cả kho tổng và kho lẻ, do đó nhiều lớp chốt chặn sẽ không cho phép vắc xin hết hạn được chuyển đến phòng tiêm chủng. 

Khách hàng được quyền kiểm tra nhãn, lọ vắc xin

Ngay từ khi thành lập, VNVC đã chủ trương thực hiện công khai, minh bạch các thao tác chuyên môn, đồng thời kêu gọi trách nhiệm cùng giám sát quá trình an toàn tiêm chủng, tất cả khách hàng trước khi thực hiện tiêm chủng tại VNVC đều được khám sàng lọc kỹ.

Tại phòng tiêm, trước khi tiêm cho khách hàng, điều dưỡng VNVC phải giới thiệu cho khách hàng các thông tin về vắc xin, bao gồm tên vắc xin, nơi sản xuất, hạn sử dụng, tính toàn vẹn của vắc xin (gồm vỏ hộp và lọ/xilanh chứa vắc xin, dung môi), liều dùng, đường dùng… Khách hàng cũng được hướng dẫn kiểm tra, đối chiếu với chỉ định của bác sĩ và mang vỏ hộp giấy về nhà để lưu giữ và tham khảo các thông tin. Quy trình này phải có sự chứng kiến của ít nhất ba bên gồm: điều dưỡng thực hiện tiêm chủng, điều dưỡng hỗ trợ tiêm chủng và khách hàng hoặc người giám hộ của trẻ.

Làm gì để vắc xin hết hạn không thể 'lọt' đến phòng tiêm?- Ảnh 2.

Điều dưỡng VNVC đang thực hiện các thao tác tiêm chủng cho trẻ.

"Đây là bước chốt chặn quan trọng để điều dưỡng và khách hàng cùng đối chiếu giám sát chất lượng vắc xin bằng cảm quan và các thông tin của vắc xin, tuân thủ đúng nguyên tắc "3 đúng": đúng loại vắc xin, đúng đường tiêm, đúng liều lượng sử dụng", bà Tuyết Sương thông tin.

Không chỉ vậy, công tác theo dõi sau tiêm chủng cũng được VNVC chú trọng. Ngoài theo dõi sau tiêm 30 phút, VNVC còn tiếp tục tư vấn, hướng dẫn khách hàng theo dõi phản ứng tiêm chủng trong 72 giờ tiếp theo tại nhà và tiếp nhận, hướng dẫn xử trí phản ứng sau tiêm kịp thời nhờ với đội ngũ bác sĩ trực 24/7.

VNVC hiện nay có gì?

VNVC là đối tác chính thức, chiến lược, toàn diện của các nhà sản xuất vắc xin lớn trên toàn cầu như Glaxosmithkline - GSK (Bỉ), Sanofi Pasteur (Pháp), Pfizer (Mỹ), Merck Sharp and Dohme (Mỹ)... Do đó, VNVC thực hiện đàm phán trực tiếp, nhập khẩu chính hãng số lượng lớn các loại vắc xin, đặt mua trước số lượng lớn vắc xin trong nhiều năm, từ đó đảm bảo cung ứng bền vững cho người dân với chi phí hợp lý.

Hiện, VNVC có hơn 40 loại vắc xin phòng gần 50 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em và người lớn. Nhiều vắc xin thế hệ mới như vắc xin cúm tứ giá, phế cầu 13, Menactra phòng viêm màng não mô cầu ACYW, thủy đậu, sởi - quai bị - rubella, vắc xin 5 trong 1, 6 trong 1,, Imojev phòng viêm não Nhật Bản, Prevenar 13 phòng các bệnh do phế cầu khuẩn,…

VNVC làm việc tất cả ngày trong tuần và cuối tuần, không nghỉ trưa, không nghỉ Lễ và thường xuyên có ưu đãi cho khách hàng.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.