Cắn móng tay: Khoảng 60% trẻ từ 5-10 tuổi thích cắn móng tay và 20% trẻ ở tuổi 13-17 mắc tật này. Càng lớn các cậu càng có xu hướng thích "gặm móng" hơn là các cô nàng.
Xoắn, bứt tóc: Đây là "triệu chứng" thường gặp ở các cô bé. Các em thường nắm, xoắn, kéo và thậm chí là bứt tóc vô tội vạ. Lớn hơn một chút, trẻ sẽ dần bỏ thói quen này, nhưng tật "hành hạ" mái tóc có thể là dấu hiệu của sự mệt mỏi, căng thẳng, mất kiểm soát..., và bạn cần nhẹ nhàng giúp trẻ gỡ rối nỗi lo trong lòng cũng như mái tóc bù xù của chúng.
Ngoáy mũi: Cho ngón tay vào mũi mọi lúc mọi nơi, đó là tật xấu bắt nguồn từ thuở nhỏ. 91% người trưởng thành mắc tật ngoáy mũi, và 8% trong số đó thú nhận mình đã... cho vào mồm những thứ ngoáy được từ mũi! Hãy tập cho trẻ từ bỏ thói quen này từ bé.
Mút ngón tay: 1/4 các em bé từ 2-4 tuổi thích ngậm ngón tay, đặc biệt là ngón cái, đây là một thói quen vô thức. Nhưng nếu các bé lớn hơn mà vẫn mút tay sẽ làm hại răng lợi, nhiễm trùng hoặc bị bạn bè trêu chọc. Khi đó, bạn nên giúp trẻ bằng cách cho bé một cây kẹo mút chẳng hạn.
Nín thở: Đây là một thói quen nguy hiểm mà bạn cần lưu ý. Từ 6-18 tháng tuổi, trẻ thường nín thở bất thình lình khi đang khóc, bị những tổn thương nhỏ hoặc giận dữ, sợ hãi. Từ 6-7 tuổi, thỉnh thoảng bé cũng tự nín thở. Hô hấp không đều đặn dễ dẫn đến những nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, phổi và tâm lý, vì vậy bạn nên theo dõi các bất ổn của trẻ để kịp thời giúp chúng thoát khỏi tình trạng này.
Đ.H (Kidshealth)
Bình luận (0)