Làm thế nào để khởi nghiệp thành công?

17/03/2017 13:48 GMT+7

Đa phần những dự án khởi nghiệp đều thất bại, liệu bạn sẽ làm gì để trở thành “ngoại lệ”, không thất bại trong cuộc chiến trong thương trường.

Với tỷ lệ thất bại trong vấn đề khởi nghiệp vẫn còn rất cao, không tính những ý tưởng mới thực thi trong vài ba tháng, thì thậm chí cả những dự án khởi nghiệp có chút thành tựu cũng có nguy cơ nằm trong nhóm 9/10 công ty phải phá sản. Thế mới nói, để tạo nên sự khác biệt, để “sống sót” trong cuộc đào thải khắc nghiệt của thương trường những nhà sáng lập cần phải làm những tuân thủ những bước này.
Những người khởi nghiệp phải chuẩn bị tinh thần dám thất bại và không bỏ cuộc Flickr
1. Thừa nhận những điều không biết và chịu họ hỏi
Xây dựng một dự án kinh doanh đòi hỏi những phương pháp hiếm khi được dạy trong chương trình MBA và khó có thể học hỏi theo cách thông thường. Có một tài liệu từ Silicon Valley về các phương pháp khởi nghiệp, được viết bởi những người đã khởi nghiệp thành công. Để tìm hiểu những điều cơ bản, bạn nên đọc sách của Eric Ries “The Lean Startup” và hai chương giới thiệu ngắn gọn trong "The Startup Owner’s Manual" của Steve Blank. Ngoài ra, nên hỏi xin lời khuyên từ những người đã học tập và áp dụng phương pháp này sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian và tiền bạc khi khởi nghiệp.
2. Xây dựng một đội ngũ cốt lõi toàn diện về năng lực
Trước hết, hầu như sẽ không có ai hỗ trợ quỹ khởi nghiệp mà nhóm của họ thiếu thành viên chủ chốt. Phải là người am hiểu sản phẩm, hiểu dịch vụ mà họ tạo ra thì mới có thể thuyết phục được người mua. Và sẽ khá nguy hiểm nếu thuê một người khác phát triển dự án kinh doanh của mình, hơn nữa những người làm việc chỉ vì tiền khó dốc hết sức hoàn thiện dự án như những “cha đẻ” của nó.
3. Chấp nhận thay đổi
Tất cả chúng ta luôn tự hào về những gì chúng ta làm và không muốn chỉ ra một điều gì đó sai lầm. Tuy nhiên chúng ta phải chuẩn bị tinh thần, có thể phải làm rất nhiều lần để tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo. Có thể ý tưởng ban đầu của bạn khác nhưng khi đưa ra thị trường, cùng góp ý của các chuyên gia, ý kiến của khách hàng… có thể “đứa con” của bạn không giống như bạn tưởng tượng nhưng đấy là một phần của khởi nghiệp và bạn phải chấp nhận nó theo quy luật cầu – cung của thị trường.
4. Phải thăm dò thị trường
Như Eric Ries đã chỉ ra, trước khi bắt đầu khởi nghiệp, những thống kê chúng ta có đều là dự báo (và thường là những con số “đẹp”). Tuy nhiên, việc đưa ra thị trường một sản phẩm, một dịch vụ nghĩa là chúng ta phải đối mặt với con số thực, và so với dự đoán thì kết quả luôn thấp hơn trong giai đoạn đầu thậm chí là thấp mãi mãi. Cho nên, trước khi sản xuất hàng loạt, chúng ta cần thăm dò thị trường các mẫu thử nhỏ. Những phản hồi của thị trường sẽ giúp cho quy trình hoàn thiện sản phẩm càng tốt hơn, trước khi phát triển ở quy mô lớn. Quy trình này thường mất từ 3-6 tháng, có khi hơn tuy nhiên đây là bước cần thiết, nếu chúng ta làm càng kĩ lưỡng thì tỉ lệ thành công càng cao.
5. Không cố làm đẹp hồ sơ bằng những con số ảo
Dù bạn bắt đầu thử nghiệm ý tưởng với một loạt mẫu thử nhưng số lượng người vẫn ở mức thấp. Đừng vội vàng muốn “làm đẹp” lòng nhà đầu tư hay gây ấn tượng với người tiêu dùng bằng các con số đẹp dễ biến chúng ta thành những kẻ nói dối. Cứ bình tĩnh, phân tích các số liệu một cách kĩ lưỡng để giữ sự ổn định trước khi bức phá. Cần xem xét giữa số liệu khả thi và số liệu tính toán xem lệch ở điểm nào và điều chỉnh cho phù hợp. Chậm mà chắc!.
6. Thất bại, thử lại, thất bại lần nữa...
Tất cả chúng ta đều biết đến các công ty khởi nghiệp thành công khi họ đạt được thành tựu, nhưng lại thường không biết họ đã thất bai bao nhiêu lần. Để thành công như Twitter, GroupOn, Pinterest, Airbnb… những người sáng lập đã trải qua rất nhiều thất bại và phải thử nghiệm rất nhiều lần mới có được thành tựu như hôm nay. Các kế hoạch đều dựa trên các giả thiết tuyệt đối, và một số các giả thuyết này dường như không chính xác trong thực tế và do đó phải được sửa đổi. Điều này hết sức là bình thường, cho nên, đừng ngại thất bại mà quan trọng là không bỏ cuộc.
7. Tuyển dụng người dùng thử
Có một công việc khác thực hiện bên ngoài nhà máy, văn phòng là thuyết phục những “người dùng thử” sản phẩm. Trước khi xây dựng một cộng đồng, công ty nên tuyển những “người dùng thử” trước. Những người “đầu tiên” này có thể dùng thử, đưa ra ý kiến cải tiến, điểm hài lòng… Vừa nhận được phản hồi một cách trực tiếp, khi đưa sản phẩm ra thị trường, chính những người này có thể là người phát ngôn thuyết phục nhất về sản phẩm.
8. Di chuyển nếu cần thiết
Để tăng cơ hội thành công (đã thấp), bạn nên ở trong một điều kiện thích hợp nhất. Nếu bạn có ý định khởi nghiệp kinh doanh kỹ thuật số, có thể bạn sẽ có may mắn ở Silicon Valley dù có thể cạnh tranh khắc nghiệt. Cần xem xét trọng tâm của khởi nghiệp là gì và khả năng phát triển thị trường ra sao. Hãy chuẩn bị mọi thứ đầy đủ, đừng ngại di chuyển nếu có thể gia tăng khả năng thành công cho dự án của mình.
Để khởi nghiệp thành công phải “dám khác biệt”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.