* Triển lãm Di sản văn hóa mỹ thuật Phật giáo
Triển lãm giới thiệu hơn 80 bức ảnh về cuộc đấu tranh chống đàn áp Phật giáo năm 1963. Theo đại đức Thích Trí Năng, Ủy viên Ban Văn hóa GHPGVN tỉnh Thừa Thiên-Huế, đây là lần đầu tiên sau đúng 50 năm xảy ra cuộc Pháp nạn (1963 - 2013), những tư liệu, hình ảnh trên được công bố để đồng bào phật tử cả nước nói chung và tại Thừa Thiên-Huế nói riêng lắng lòng tưởng niệm chư vị Thánh tăng, Thánh ni, chư anh linh Thánh tử đạo đã vị pháp thiêu thân, hy sinh... cho đạo pháp và dân tộc.
|
Triển lãm cũng là hoạt động đầu tiên khởi động Tuần lễ Phật đản PL.2557 tại Thừa Thiên-Huế (từ mùng 8-15.4 âm lịch) với nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật và nghi lễ mừng ngày kỷ niệm Đức Phật Thích ca Mâu ni đản sinh diễn ra từ thành phố Huế đến các huyện, thị xã trong toàn tỉnh.
* Sáng 17.5, tại chùa Phật học Xá Lợi, Q.3 (TP.HCM), GHPGVN phối hợp Trung tâm nghiên cứu Phật giáo Việt Nam khai mạc triển lãm Di sản văn hóa mỹ thuật Phật giáo. Triển lãm giới thiệu gần 300 hiện vật với 3 nhóm chính pháp tượng, pháp bảo và pháp kỷ theo tín ngưỡng Phật giáo của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ Lý - Trần, Lê - Nguyễn và ở thế kỷ 20.
Dịp này, tại chùa Phổ Quang (Q.Tân Bình) cũng diễn ra triển lãm Nghệ thuật văn hóa Phật giáo, với khoảng 4.000 hiện vật, trong đó có tranh sơn dầu, thủy mặc của các danh họa Trương Văn Ý, Phượng Hồng, Nguyễn Văn Đắc, Xuân Sơn...; ảnh nghệ thuật của các nhiếp ảnh gia Kim Lan, Tuyết Mai; thư pháp chữ và thư pháp hình của Chính Trung; bộ sưu tập tem Phật giáo lớn nhất từ trước đến nay của nhà sưu tập Nguyễn Đại Hùng Lộc, gồm hơn 420 con tem của 80 nước trên thế giới...
Các hoạt động nói trên kéo dài đến 24.5.
Bùi Ngọc Long - Đình Phú
>> Công bố các kỷ lục Phật giáo
>> Triển lãm di sản văn hóa mỹ thuật Phật giáo
>> Triển lãm "Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam
>> Giáo hội Phật giáo Việt Nam gắn bó giữa Đạo với Đời
Bình luận (0)