|
Chiếc mũ cổ quý được chế tác bằng chất liệu gỗ quý, phủ sơn son thếp vàng, kích thước cao 25cm, bao gồm hai phần. Phần phía trên thân mão cấu trúc hình chữ nhật, mặt trước chạm khắc trang trí hoa văn hình mặt trời, xung quanh được điểm xuyết các họa tiết hình rồng, mây cách điệu sơn son thếp vàng.
Phần thân dưới của mão có hình bầu dục, ở giữa là các hoa văn hình hổ phù và hai con rồng chầu vào giữa, phía dưới mão có dạng hình tròn, kích thước đường kính 20cm, xung quanh được trang trí các họa tiết hoa văn hình hoa thị nối liền nhau đối xứng.
|
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Bảo tàng Hà Tĩnh, chiếc mũ cổ là của một trong hai cha con Võ Uy, Võ Lực, theo vua Lê Lợi trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, đầu thế kỷ XV (1418-1428). Cả hai người này đều được phong tước An Mỹ Hầu Tuy Quốc Công, là một trong số các khai quốc công thần triều Lê được ban quốc tính họ Lê (họ vua).
Theo ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh, đây là lần đầu tiên cơ quan này phát hiện được mũ cổ thời phong kiến đặc biệt quý ở Hà Tĩnh. Việc phát hiện mũ cổ quý giúp các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa hiểu rõ hơn về các loại hình sắc phục, đồ trang sức cổ dưới triều đại phong kiến nhà Lê. Từ đó góp phần bảo tồn các giá trị di sản văn hóa quý giá, phục vụ công tác nghiên cứu, giới thiệu các bộ sưu tập trang phục cổ dưới các triều đại phong kiến Việt Nam.
Nguyên Dũng
>> Trung thu 'lạ' ở Bảo tàng Dân tộc học
>> Khánh thành Bảo tàng Côn Đảo
>> Bảo tàng ảo tìm công chúng thật
>> Bảo tàng Việt Nam nhận giải thưởng thế giới
Bình luận (0)