Lăn kim đẹp da: Ai thích hợp?

20/11/2016 12:40 GMT+7

Lăn kim làm đẹp da đang là xu hướng 'hot' vì được quảng bá giúp cải thiện làn da nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, đã xảy ra nhiều trường hợp bị nhiễm trùng, tổn thương da do thực hiện không đúng cách. Thực hư lăn kim có làm đẹp da như mong muốn…

Hiện nay, các spa và thẩm mỹ viện ở TP.HCM áp dụng các công nghệ lăn kim khác nhau và cũng đưa ra nhiều tên gọi khác nhau như lăn kim tế bào gốc, lăn kim bằng tinh chất táo, lăn kim collagen… Mức phí của những dịch vụ này khá “khủng” - từ 5 - 10 triệu đồng một liệu trình. Vậy nên nhiều người cảm thấy mơ hồ khi nghe quảng bá về các dịch vụ này.
Lăn kim đẹp da: Ai thích hợp? 2
Ảnh: Shutterstock
Lăn kim là phương pháp dùng thiết bị có đầu kim để làm đẹp da. Kim lăn (roller) được gắn trên một vòng quay, trong quá trình thực hiện chuyên viên sẽ dùng lực ấn của bàn tay để lăn kim trên bề mặt da, tạo những tổn thương nhỏ, giúp kim xuyên sâu hơn vào lớp da. Khi kim lăn, tạo ra các vết thủng li ti trên bề mặt da sẽ có 2 tác dụng.

'Cơn sốt' cấy phấn cho da

Tại TP.HCM, các thẩm mỹ viện đua nhau cung cấp dịch vụ cấy phấn đến từ Hàn Quốc với lời quảng bá - một tuyệt chiêu cho làn da đẹp.
Thứ nhất, khi da bị tổn thương hay rách sẽ nảy sinh ra cơ chế lành vết thương sau đó, vì thế tạo ra các mô mới. Da bị rách li ti nên các mô tạo ra cũng li ti. Chính vì thế lăn kim có thể giúp làm đầy sẹo lõm, xóa các nếp nhăn và trẻ hóa bề mặt da. Thứ hai, khi lăn kim tạo ra những lỗ thủng trên bề mặt da thì các loại huyết tương, serum, tế bào gốc, mỹ phẩm sẽ thẩm thấu tốt hơn qua các lỗ thủng, đi sâu vào da hơn. Và điều này kết hợp với cơ chế lành vết thương để tạo ra các tế bào mới.
Lăn kim đẹp da: Ai thích hợp? 1

Lăn kim chỉ thực hiện khi da không bị nám; da được thường xuyên chăm sóc đều đặn như tẩy da chết, dưỡng ẩm, chống nắng hằng ngày; da không thuộc loại nhạy cảm, dễ nổi mẩn ngứa hay bỏng rát khi thoa sản phẩm dưỡng da; da không bị mụn viêm.
Tuy nhiên, không phải làn da nào cũng có thể lăn kim và nếu không tìm hiểu sẽ tiền mất tật mang. Những chị em có làn da nám hay bị mụn không nên lăn kim. Với người bị da nám, nếu kỹ thuật viên lăn mạnh tay gây chảy máu nhẹ thì sau đó vết nám sẽ đậm lên. Lăn kim tạo nên tổn thương với những làn da nhạy cảm, yếu. Với người bị da mụn, kim sẽ mang vi khuẩn từ nốt mụn này sang nốt mụn kia và gây ra tình trạng viêm da lan tỏa trên khắp mặt.
Lăn kim là phương pháp gây chảy máu nhẹ nên độ vô trùng phải đúng theo tiêu chuẩn y tế, nếu không sẽ gây viêm nhiễm tại chỗ. Nguy hiểm hơn là việc lây lan các bệnh qua đường máu. Do vậy chị em cần chọn nơi uy tín, đủ chuẩn về điều kiện vô trùng và sử dụng kim riêng.
Theo bác sĩ của Thẩm mỹ viện Diva, nếu biết tận dụng ưu điểm của lăn kim thì có thể ứng dụng được trong các chỉ định thẩm mỹ. Mặc dù việc lăn kim có thể thực hiện tại nhà nhưng phải lưu ý rằng nếu lăn kim bừa bãi, không biết rõ tình trạng da của bản thân thì dễ gây tai biến cho da như thâm nám, tăng sắc tố sau viêm…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.