Với những kết quả bước đầu, để nâng cao giá trị thương hiệu trong xu thế hội nhập và cạnh tranh mới, tỉnh Lâm Đồng có những giải pháp gì trong điều kiện ấy để phát triển mạnh thương hiệu? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Phạm S - Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng về vấn đề này.
- PV: Thưa ông! Ông có thể đánh giá hiệu quả bước đầu của thương hiệu Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành? Nông sản Đà Lạt và du lịch canh nông đã hưởng lợi gì từ thương hiệu này?
|
Sau 3 năm triển khai thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, các cấp chính quyền nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước, các doanh nghiệp luôn hưởng ứng với một quyết tâm cao để khai thác giá trị vô hình do thương hiệu mang lại trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh. Đối với các nông sản: rau, hoa, cà phê Arabica, các doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất để đáp ứng các tiêu chí đã được quy định, đồng thời thông qua công tác xúc tiến thương mại; quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước, vì vậy đã làm gia tăng giá trị nông sản cao hơn trước 20%, phạm vi ảnh hưởng thương hiệu tăng hơn 30%; người tiêu dùng trong và ngoài nước an tâm và tin tưởng khi các nông sản mang tem chứng nhận thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”; do đó thị trường luôn được mở rộng hơn. Đối với du lịch canh nông, đây là sản phẩm mới riêng có của tỉnh Lâm Đồng, thông qua du lịch canh nông các cơ quan quản lý nhà nước và các công ty lữ hành nắm được nhu cầu của du khách để hoàn thiện tạo sản phẩm độc đáo phục vụ du khách ngay mà không phải tốn nhiều chi phí; các công ty lữ hành xem đây là sản phẩm mới tạo cơ hội tái cơ cấu sản phẩm du lịch, quảng bá sản phẩm thu hút một lượng du khách mới khai thác thị trường du lịch Đà Lạt. Đến nay tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng 34 điểm du lịch canh nông với các chính sách phục vụ du khách có tính khả thi cao, do đó du lịch canh nông góp phần tạo đột phá cho ngành du lịch Lâm Đồng, đồng thời đã mang lại giá trị tổng hợp ngành nông nghiệp rõ nét, tạo nhiều mô hình mới thu hút doanh nghiệp vào vùng nông thôn, Lâm Đồng trở thành tỉnh đứng đầu cả nước về du lịch canh nông.
|
TS Phạm S: Với thời gian ngắn trong 3 năm qua thương hiệu Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành đã làm nên một dấu ấn trong chuỗi giá trị nông sản và du lịch canh nông mà nhiều năm trước đó chưa từng xảy ra. Để thương hiệu Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành bay cao và bay xa hơn đặc biệt thị trường quốc tế, trong thời gian tới tỉnh Lâm Đồng tiếp tục triển khai Quyết định số 5117/KH-UBND phê duyệt kế hoạch hành động phát triển và quảng bá thương hiệu Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành giai đoạn 2017-2020. Nghiên cứu, bổ sung các hình thức tuyên truyền, quảng bá mới, đảm bảo tính hiệu quả cao có tác động lớn đến du khách và thị trường tiêu thụ nông sản chất lượng cao. Xác định rõ các hình thức quảng bá ấn tượng; lựa chọn thời điểm, cách thức triển khai các chương trình quảng bá phù hợp. Ưu tiên xây dựng chương trình quảng bá, tuyên truyền cho các đối tượng: hộ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hoặc tham gia vào các chuỗi sản xuất, cung cấp dịch vụ, giúp nâng cao ý thức, thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm; đồng thời quảng bá du lịch canh nông với chiến lược dài hạn.
|
- PV: Xin cám ơn TS Phạm S.
Bình luận (0)