Điều này thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trước việc chủ quyền bị xâm phạm.
Tiếp đó, một trong những dự thảo luật, vốn không nằm trong chương trình dự kiến hồi đầu kỳ họp, cuối cùng đã được đa số ĐBQH thống nhất bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 là luật Biểu tình. Ngoài ra, 3 dự án luật khác là luật Trưng cầu dân ý, luật về Lập hội, luật Tiếp cận thông tin cũng đã được QH “đặc cách” bổ sung. Đây là những luật cơ bản về quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được hiến định. Nhưng việc sẵn sàng thay đổi, bổ sung nhanh chóng vào chương trình làm luật những dự án luật vốn được coi là “nhạy cảm” đã chứng tỏ QH lắng nghe tiếng vọng của xã hội, tiếng nói cử tri.
Nhiều những mong muốn, suy nghĩ, bức bối của người dân cũng đã được nói lên bằng nhiều cách ở QH. Từ phản đối hành động gây hấn trên biển Đông, ủng hộ các đối sách của Chính phủ, đến những ý kiến thiết thực về chi ngân sách, ủng hộ ngư dân; Các giải pháp chống tham nhũng, lợi ích nhóm… đều đã được lắng nghe và tiếp thu ở mức độ này mức độ khác trong việc ban hành chính sách và sửa luật.
Cử tri và QH cũng đang chờ quyết định cuối cùng đối với việc sửa đổi Nghị quyết 35 về bỏ phiếu tín nhiệm đối với những chức danh QH bầu và phê chuẩn. Có thể lạc quan rằng, khả năng các kiến nghị của cử tri và QH về cách thức lấy phiếu, thời gian lấy phiếu… sẽ được tiếp thu đáng kể.
Một khi người dân thấy các ý kiến đóng góp của mình được lắng nghe, quyền dân chủ của mình được tôn trọng, họ sẽ thay đổi suy nghĩ và tích cực, chủ động đóng góp tâm sức vào việc xây dựng và hoàn thiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
An Nguyên
>> Trình Quốc hội luật Biểu tình tại kỳ họp đầu năm 2015
>> Đầu năm 2015 sẽ trình Quốc hội luật Biểu tình
>> Nếu dừng hẳn lấy phiếu tín nhiệm là một bước lùi
>> Sẽ sửa quy định về lấy phiếu tín nhiệm
Bình luận (0)