Sau khi cả bộ trưởng tài chính lẫn ngoại trưởng, Thủ tướng Pedro Pesso Coelho đã thuyết phục được đảng liên minh tiếp tục tham gia chính phủ liên hiệp và giữ được chính phủ. Nhưng điều kiện mà ông Coelho phải chấp nhận là chấm dứt chính sách tiết kiệm chi tiêu khắc khổ. Điều này có nghĩa là không tuân thủ điều kiện của EU, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu u (ECB) và sẽ không được giải ngân gói cứu trợ 78 tỉ euro.
Cái khó đối với ông Coelho là giữ được chính phủ thì mất chữ tín ở EU, ECB và IMF, không có nguồn cứu trợ của họ thì nước này không tránh được vỡ nợ. Nhưng để chính phủ liên hiệp tan vỡ thì Bồ Đào Nha phải tiến hành tổng tuyển cử mới và chắc chắn đảng cánh hữu của ông Coelho sẽ thất bại. Bộ ba EU, ECB và IMF muốn ông Coelho tại quyền bằng mọi giá vì lo ngại mất ổn định chính trị kéo dài và người kế nhiệm không kiên định chính sách tiết kiệm chi tiêu. Nếu Bồ Đào Nha thật sự phá sản thì hậu quả cũng vô cùng tai hại đối với họ. Cho nên bộ ba vẫn phải cứu Bồ Đào Nha bằng mọi giá.
Được cái này thì mất cái khác, lành bệnh này thì lây bệnh khác - đó là tình cảnh hiện tại của Bồ Đào Nha và của bộ ba kia. Chữa lành bệnh rất khó trong khi lây bệnh mới lại rất dễ.
Thảo Nguyên
Bình luận (0)