Quy định được nêu cụ thể tại Thông tư số 47/2016/TT-BYT quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, có hiệu lực từ 1.3.2017.
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết tùy theo điều kiện thực tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức một trong các hình thức khám chữa bệnh đột quỵ, cụ thể là: đội đột quỵ; đơn vị đột quỵ; khoa đột quỵ; trung tâm đột quỵ tại các cơ sở khám, chữa bệnh và phải bảo đảm hoạt động 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần, đảm bảo kịp thời trong xử trí, giảm các di chứng (liệt, sa sút trí tuệ...) sau đột quỵ não, nâng cao chất lượng sống.
tin liên quan
Nhiều ca bệnh khó, lạ được bác sĩ Việt Nam chữa trị thành côngGần đây, nhiều ca bệnh khó, lạ được các bác sĩ chữa trị thành công, cứu sống kịp thời tại các bệnh viện.
Mỗi năm khoảng 100.000 người chết
Theo các chuyên gia Hội Đột quỵ VN, đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý tổn thương một phần não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Khi thiếu máu nuôi, não sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi trong vòng vài giây đến vài phút (biểu hiện lâm sàng liệt nửa người, nói khó hoặc không nói được, hoặc hôn mê)...
Bệnh nhân nam Vũ Hữu D., 53 tuổi (ngụ Hà Nội), có tiền sử đái tháo đường tăng huyết áp và đến kiểm tra sức khỏe sau đợt điều trị. Ông cho biết: “Hơn một tháng trước, sáng dậy tôi thấy một nửa người hơi yếu, tay cầm khó, chân bước như bị hụt nên lập tức đến Bệnh viện (BV) Bạch Mai. Bác sĩ khám, xác định tôi tắc mạch máu não, thiếu máu não, tai biến nhẹ. Nhờ chữa trị kịp thời nên hiện sức khỏe đã ổn”.
|
GS-TS Lê Văn Thính, Trưởng khoa Thần kinh - BV Bạch Mai (Hà Nội), cho rằng trường hợp ông D. là bệnh nhân đã có hiểu biết về bệnh, đến BV điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chủ quan hoặc không biết nên có thể bỏ qua, đến BV khi đã có biến chứng (liệt), hôn mê. Như trường hợp nữ bệnh nhân 57 tuổi ở Hà Nội trước khi vào BV Bạch Mai có biểu hiện mệt, nói khó nhưng vẫn cố gắng chịu. Khi thấy mệt nhiều, còn tự đi xe máy gần 10 km đến BV. Hậu quả, bệnh nhân này bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não.
Mới đây, BV Đại học Y Dược TP.HCM tiếp nhận bệnh nhân Đ.H (nam, 42 tuổi, ngụ TP.HCM, là doanh nhân) bị đột quỵ. Trước khi vào viện, người nhà phát hiện ông H. đột ngột khó nói, méo mặt, xoay mắt và đầu sang một bên, rồi liệt nửa người trái, không tiếp xúc. Quy trình báo động đỏ về đột quỵ của BV được kích hoạt, với sự tham gia tổng lực của các y bác sĩ khoa cấp cứu, đơn vị đột quỵ (khoa thần kinh), khoa chẩn đoán hình ảnh và ê kíp y bác sĩ can thiệp mạch máu não. Qua chụp CT scanner khẩn, chẩn đoán ông H. bị nhồi máu não vùng thân não, tắc động mạch đốt sống thân nền, các bác sĩ xử trí (tái thông động mạch tắc bằng kỹ thuật mới kết hợp hút bằng ống thông lớn và kéo huyết khối bằng stent) cứu sống ông H. Người nhà cho biết ông H. có thói quen hút thuốc lá 1,5 - 2 gói/ngày đã 10 năm nay.
Theo thống kê của Đột quỵ VN, mỗi năm trong nước có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong, khoảng 30% có thể bị liệt. Điều đáng nói, bệnh càng tái phát nhiều, tỷ lệ tử vong càng lớn. Đây là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao thứ 3 (sau tim mạch, ung thư) và đứng hàng đầu về tỷ lệ tàn tật. Số người bị đột quỵ có khuynh hướng ngày càng tăng.
tin liên quan
Hai năm đi hát, bác sĩ kiếm hơn 30.000 dĩa cơm cho bệnh nhân nghèoCó một đêm nhạc của các y bác sĩ tổ chức hát 'kiếm cơm' cho bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân nghèo. Khán giả đến xem chỉ cần đăng ký chỗ, nhận vé mời (không bán vé) và đóng góp lại 'dĩa cơm'.
Cải tiến quy trình
Về việc xử lý nhanh các ca đột quỵ, TS-BS Nguyễn Đình Phú, Phó giám đốc BV Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết BV vừa cải tiến quy trình rút ngắn thời gian “cửa sổ” điều trị can thiệp nội mạch trong đột quỵ nhồi máu não cấp giúp bệnh nhân sớm phục hồi sức khỏe. Để tận dụng thời gian vàng cho bệnh nhân đột quỵ, khoa bệnh lý mạch máu não của BV đã cải tiến quy trình điều trị giúp rút ngắn thời gian can thiệp nội mạch để tập trung vào giai đoạn quyết định điều trị.
|
Theo đó, BV triển khai lịch trực online của bác sĩ can thiệp mạch máu (DSA) để thuận tiện liên hệ bất kỳ thời gian nào kể cả nửa đêm… Mọi thủ tục hành chính, tài chính đều linh hoạt để giải quyết nhanh, có khi BV tạm ứng cho bệnh nhân kinh phí trước. Trường hợp bệnh nhân có cùng lúc bệnh lý đột quỵ não và bệnh tim cần được can thiệp nội mạch, BV sẽ ưu tiên xử trí can thiệp bệnh lý đột quỵ não trước và xem xét phối hợp với Viện Tim TP để đưa bệnh nhân qua. Bên cạnh đó, việc hội chẩn với lãnh đạo khoa và hình ảnh hội chẩn được chuyển qua điện thoại thông minh (smartphone).
Từ ngày 1.10.2016 đến nay, thời gian “cửa sổ” điều trị tại BV Nhân dân 115 trung bình là 60 phút, tương đương với thế giới. Với quy trình này, bệnh nhân sẽ tăng hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh sau 3 tháng điều trị đột quỵ nhồi máu não. BV sẽ hoàn thiện hơn nữa quy trình, đó là phối hợp chặt chẽ giữa các khoa cấp cứu, hình ảnh học, xét nghiệm. Đặc biệt là chú trọng khâu lấy máu, lấy kết quả xét nghiệm nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị cho điều trị can thiệp; đưa quy trình này vào điều trị can thiệp đường động mạch trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thời gian tới.
tin liên quan
Bác sĩ Việt Nam: Làm chủ phẫu thuật bằng robot và nhiều kỹ thuật mớiThời gian qua, tại các bệnh viện trong nước đã triển khai nhiều kỹ thuật, phương pháp điều trị mới, đem lại những lợi ích thiết thực, cũng như đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng cao của người bệnh.
tin liên quan
'Chạy đua' cứu cụ bà 90 tuổi chảy máu trong ổ bụng 'quá nhanh, quá nguy hiểm'Các bác sĩ đã 'chạy đua' để cứu ca bệnh diễn biến 'quá nhanh, quá nguy hiểm' khi cụ bà 90 tuổi, chỉ trong 15 phút: bụng to lên trông thấy, đau bụng, choáng, lơ mơ, trên người xuất hiện mảng tím như nổi bông…
Nhận biết dấu hiệu đột quỵ
TS-BS Đồng Văn Thành, Phó trưởng khoa Khám bệnh (BV Bạch Mai), lưu ý cơn thiếu máu não thoáng qua chính là cảnh báo sớm của đột quỵ. Các triệu chứng này xảy ra rất nhanh, có thể trong vòng một vài phút và không quá 24 giờ với biểu hiện như: yếu một bên cánh tay (bệnh nhân buông đồ vật khi đang cầm nắm), yếu một bên chân; nói khó, phát âm khó; có thể giảm thị lực... “Các triệu chứng đó có thể mất đi, chức năng lại hồi phục khiến bệnh nhân chủ quan. Với những biểu hiện đó, cần đến bác sĩ khám, đặc biệt với người có cao huyết áp”, bác sĩ Thành lưu ý.
Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ. Trong đó có các yếu tố không thể thay đổi, đó là: tuổi tác (nguy cơ đột quỵ tăng lên theo tuổi); yếu tố chủng tộc, tiền sử gia đình. Những yếu tố có thể tác động được, liên quan nhiều đến lối sống: tăng huyết áp, vữa xơ động mạch; đái tháo đường; uống quá nhiều rượu, bia; ít vận động thể lực; hút thuốc lá. GS Lê Văn Thính cho biết stress, áp lực trong công việc cũng là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ “mới nổi” trong những năm gần đây. Stress là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Đặc biệt, Khoa Thần kinh BV Bạch Mai từng tiếp nhận các ca bệnh nhân dưới 40 tuổi, thậm chí từng ghi nhận đột quỵ não ở trẻ em (11 tuổi).
|
Bình luận (0)