Theo Engadget, việc chấm điểm là một khía cạnh chính của Security Dashboard. Với bản cập nhật này, khi lần đầu tiên điều hướng đến trang Security Dashboard, người dùng sẽ thấy điểm số cho tất cả các lần đăng nhập của mình, tiếp theo là bảng phân tích mật khẩu cũ, không hoạt động, yếu hoặc được dùng lại. Người dùng có thể nhấp vào mật khẩu có vấn đề để thay đổi mật khẩu, và LastPass sẽ tự động đưa đến trang web mà họ có thể cập nhật thông tin đăng nhập của mình.
Mặc dù không thay đổi cách chấm điểm tổng thể nhưng một cải tiến đáng kể của Security Dashboard chính là ở Security Challenge, nơi người dùng không cần phải chạy thủ công mỗi khi muốn xem bảo mật các tài khoản trực tuyến của mình nữa. Về cơ bản, điểm số và các bước người dùng có thể thực hiện để cải thiện bảo mật trực tuyến sẽ được đưa ra mỗi khi họ truy cập vào phần giao diện của phần mềm.
Quan trọng hơn, LastPass cũng mang đến khả năng giám sát Dark Web. Khi bật tính năng này, LastPass sẽ chủ động kiểm tra các tài khoản trực tuyến của người dùng dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin bị xâm phạm của Enzoic. Nếu phát hiện sự cố, nó sẽ thông báo cho người dùng qua cả email và ứng dụng. Tuy nhiên, khả năng giám sát Dark Web chỉ có sẵn cho các thuê bao LastPass Premium, Family và Business. Ngược lại Security Dashboard có sẵn cho tất cả người dùng ứng dụng.
Trong thực tế, hầu hết trình quản lý mật khẩu và một số trình duyệt web cung cấp chức năng tương tự. Ví dụ, 1Password đã cho phép người dùng tiến hành kiểm tra bảo mật với tính năng Watchtower từ năm 2018. 1Password cũng sẽ kiểm tra thông tin đăng nhập của người dùng so với cơ sở dữ liệu từ “Have I Been Pwned?”.
Bình luận (0)