Lấy của nhà đãi khách

13/09/2015 05:55 GMT+7

Dù diễn ra ngay tại VN từ ngày 10 - 12.9, nhưng Hội chợ du lịch quốc tế TP.HCM (ITE 2015) sau 10 lần tổ chức thu hút rất ít doanh nghiệp trong nước tham gia; hình ảnh VN tại hội chợ cũng rất nhạt nhòa. Một phụ nữ đội nón lá, mặc áo bà ba, không rõ mặt, trên vai gánh hàng được chọn làm hình ảnh chủ đề của ITE 2015.

Dù diễn ra ngay tại VN từ ngày 10 - 12.9, nhưng Hội chợ du lịch quốc tế TP.HCM (ITE 2015) sau 10 lần tổ chức thu hút rất ít doanh nghiệp trong nước tham gia; hình ảnh VN tại hội chợ cũng rất nhạt nhòa. Một phụ nữ đội nón lá, mặc áo bà ba, không rõ mặt, trên vai gánh hàng được chọn làm hình ảnh chủ đề của ITE 2015.

Giám đốc một doanh nghiệp (DN) lữ hành bất ngờ trước hình ảnh trên: “Phụ nữ đội nón lá, mặc áo bà ba và trên vai quang gánh không có gì là xấu. Nhưng chọn làm biểu tượng cho một hội chợ du lịch quốc tế thì không ổn về mặt tiếp thị, quảng bá”.
Thực tế nhiều năm nay, du lịch VN luôn bị du khách phàn nàn nạn hàng rong chèo kéo, mà phổ biến nhất là những người bưng, gánh hàng hóa. Ở Hà Nội, các phụ nữ gánh hàng rong ở khu vực phố cổ và ven hồ Hoàn Kiếm là nỗi ám ảnh của du khách nước ngoài. Ở TP.HCM, khách du lịch đi bộ trong khu trung tâm thường bị những người bán dừa kè kè sát bên. Chiêu trò phổ biến nhất là mời khách mua dừa và lừa thu tiền với giá cả trăm ngàn đồng/trái. Người gánh hàng rong chèo kéo khách còn có mặt ở nhiều bãi biển VN, như Nha Trang, Mũi Né… “VN có nhiều cảnh đẹp, hà cớ gì chọn người phụ nữ buôn gánh bán bưng che mặt với những liên tưởng xấu để làm hình ảnh quảng bá?”, vị này đặt câu hỏi.
Đặc biệt, dù chiếm vị trí đẹp nhất ở ITE 2015, nhưng gian hàng của Tổng cục Du lịch VN lại vắng vẻ nhất. Rút kinh nghiệm các năm trước, Tổng cục Du lịch năm nay sắp xếp một dàn nhạc chơi nhạc cụ truyền thống, nhưng vì không có loa nên khách khó nghe được bởi các gian hàng xung quanh luôn rộn rã. Thiết kế gian hàng là hình ảnh đóa sen cách điệu, trên mỗi cánh sen được trang trí những thắng cảnh nổi tiếng của đất nước. Tổng cục Du lịch còn in
số liệu thống kê về cơ sở lưu trú ở VN, số lượng phòng, hướng dẫn viên có
thẻ, nguồn nhân lực du lịch… trên một tấm bảng to ở gian hàng, mà không hiểu để quảng bá cho điều gì.
Trong khi đó, gian hàng của các nước chỉ tập trung cho một hình ảnh nhất quán. Campuchia xây dựng không gian của đền Angkor Wat đủ sức thu hút mọi sự tập trung của khách. Thái Lan thiết kế gian hàng kiểu ngôi nhà mái nhọn truyền thống của người Thái với hình ảnh duy nhất là chợ nổi; đem theo đội múa 10 người, nhóm võ sĩ muay Thái 4 người và cả người mẫu chuyển giới liên tục biểu diễn. Nhìn lại, gian hàng của Tổng cục Du lịch VN treo một ti vi chiếu cảnh đẹp đất nước, kích thước ti vi thì quá nhỏ so với màn hình LED khổng lồ ở gian hàng của Philippines.
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, cả nước hiện có hơn 1.500 DN lữ hành quốc tế, thế nhưng con số mà chúng tôi có được chỉ khoảng 50 đơn vị tham gia hội chợ này. Giải thích điều này, theo người trong cuộc, vấn đề quan trọng nhất của DN tham gia hội chợ du lịch quốc tế là chất lượng người mua (buyer). Chất lượng người mua càng cao, số lượng càng đông thì cơ hội giao thương càng lớn. Nhưng với ITE, chất lượng người mua rất kém, số lượng cũng không đảm bảo. Năm nay, ban tổ chức cho biết có 210 người mua quốc tế đến với ITE. Con số này rất nhỏ so với các hội chợ quốc tế trong khu vực. Khi phóng viên đề nghị được xem danh sách người mua, phía ban tổ chức từ chối.
Thực tế, các DN nước ngoài, các cơ quan du lịch quốc tế đến với ITE mục đích để “lấy” nguồn du khách VN, chứ không phải kết nối giao thương nhằm đưa du khách nước ngoài vào đây. Vì thế, ITE chẳng qua cũng chỉ là “lấy của nhà đãi khách”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.