Báo cáo MDS được công bố cho biết, ĐBSCL sẽ không bị tác động ảnh hưởng đáng kể về dòng chảy, phù sa, xâm nhập mặn...
Ngày 4.12, tại TP.HCM, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cùng với Ủy ban sông Mê Kông VN (VNMC) đồng chủ trì tổ chức hội thảo quốc tế lấy ý kiến của các bên liên quan, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đóng góp cho kết quả “Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông - gọi tắt là MDS”. Hội thảo còn có sự tham dự của các đại biểu đến từ Lào, Campuchia, Mỹ, Úc.
Báo cáo MDS được công bố cho biết, ĐBSCL sẽ không bị tác động ảnh hưởng đáng kể về dòng chảy, phù sa, xâm nhập mặn...
Cụ thể về xâm nhập mặn, có trên 1.000 ha bị ảnh hưởng, trong đó chỉ có 133,3 ha bị ảnh hưởng với độ mặn từ 2 - 7 gr/l. Ảnh hưởng đến bùn cát (tại Tân Châu - Châu Đốc), sụt giảm bùn cát lơ lửng 18,2 - 27 triệu tấn/năm tương đương với tỷ lệ sụt giảm 56,7 - 63,8%. Sản lượng cá đánh bắt tự nhiên bị giảm trên 366.000 tấn/năm; gần 53%. Sản lượng gạo sụt giảm chỉ có 576.000 tấn/năm tương đương gần 3 tỉ đồng. Do sụt giảm lượng nước giảm, xâm nhập mặn tăng, ĐBSCL sẽ có 508 xã bị ảnh hưởng tương đương với 5.000 dân...
Theo Bộ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Minh Quang, cam kết của Chính phủ đến cuối tháng 12.2015 VN sẽ gửi bản nghiên cứu này lên Ủy hội sông Mê Kông quốc tế và các nước có liên quan. Do vậy các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu cần tổng hợp ý kiến đóng góp phản biện của các chuyên gia để điều chỉnh cho phù hợp.
Bình luận (0)