LĐBĐ Anh khủng hoảng vì vụ Sam Allardyce: Scandal được cảnh báo sớm

29/09/2016 15:39 GMT+7

Khi quyết định chấm Sam Allardyce vào vị trí HLV tuyển Anh, những Glenn Martin (Giám đốc điều hành) và Dan Ashworth (Giám đốc kỹ thuật), dù vô tình hay cố ý, đã lựa chọn một scandal chực chờ bùng nổ, kích hoạt hệ thống cảnh báo tai nạn sớm ở tình trạng không rung, không chuông.

Đó là một tai nạn đã được dự báo và những người ở LĐBĐ Anh (FA) không phải không được cảnh báo trước. Và vụ từ chức chỉ sau 67 ngày nắm quyền này không phải không có trách nhiệm của những người nắm trách nhiệm.
Allardyce đã là đích ngắm của truyền thông từ 10 năm trước.
Những câu hỏi về vai trò của Sam trong vụ điều tra Panorama do BBC thực hiện, về vai trò của con trai ông ta - Craig Allardyce - trong các vụ chuyển nhượng cầu thủ, chưa bao giờ được nghiêm túc trả lời, dù nó giúp ê kíp thực hiện vụ điều tra đó có được một đề cử vào hạng mục tác phẩm báo chí xuất sắc nhất năm của BBC, cũng như khiến Allardyce từ chối trả lời phỏng vấn của BBC từ đó đến nay.
Ông ta chưa bao giờ kiện hãng này về chuyện đó.
Nhưng, ngạn ngữ phương Tây có câu: "Không thể dạy chó săn già mánh mới!". Allardyce không rút ra bài học nào từ biến cố cuộc đời này. Ông ta vẫn luôn phủ nhận mọi cáo buộc, bởi dù cuộc điều tra của BBC khi đó có thể chỉ ra những xung đột lợi ích mà Allardyce có liên quan, thực tế là không có bằng chứng nào về những khoản chi trả bất hợp lệ.
Báo chí xuất hiện rất đông tại khu vực nhà riêng Big Sam sau khi lùm xùm xảy ra Reuters
Dù vậy, xu hướng "buột mồm" và tính tham lam của Allardyce lẽ ra đã phải là những chỉ dấu cảnh báo, khiến FA phải cân nhắc thận trọng, trước khi chấp nhận trả mức lương 3 triệu bảng/năm cho ông ta.
Và một khi đã là bản tính, scandal trước sau cũng xảy ra.
Một con người tham lam sẽ không bao giờ nghĩ rằng mình quá may mắn mới nhận được một công việc béo bở nhường ấy, không bao giờ tự đặt câu hỏi vì sao một người chưa từng giành được chức vô địch, chưa từng cầm quân tại Champions League, chưa từng truyền cảm hứng thay vào đó là cảm giác thất bại khi phải từ chức bởi sức ép từ chính CĐV các đội bóng do mình dẫn dắt.
Và FA một lần nữa phải đối phó với một cuộc khủng hoảng, đòi hỏi chiến dịch truyền thông và các biện pháp ứng phó, xử lý cấp kỳ, chuyên nghiệp nhất để giải quyết hậu quả của một trong những quyết định nghiệp dư nhất.
Sau một thập niên chỉ toàn chiến bại, tiếp nối một thế hệ chỉ gặt hái những thất bại đình đám, tuyển Anh lại đối mặt với câu hỏi: "Là ai và sẽ như thế nào?" - một dạng câu hỏi gây ám ảnh con người như William Shakespeare từng viết: "To be or not to be?".
Bản tính Sam Allardyce vốn đã tham lam Reuters
Thành thật mà nói, con người đều giống Sam Allardyce.
Một cách chính xác, một con người đàm phán về hợp đồng trị giá 400 ngàn bảng/ngày, để tư vấn cho ai đó lách qua những quy định của tổ chức nơi mình đang nhận mức lương hậu hĩnh, ở một vị trí được trọng vọng trong xã hội, chỉ có thể được gọi là "kẻ tham lam tục tằn".
Và cũng thành thật mà nói, không phải con người nào khi bước chân vào xã hội cũng trắng tinh như giấy - thực tế tại Premier League là, sau 8 HLV, trợ lý bị cáo buộc nhận hối lộ, thêm 3 người nữa đã được định danh.
Con người đi làm là để kiếm sống. Nhưng bên cạnh mục đích chính đó, còn có những yếu tố phụ trợ khác, ví như niềm đam mê. Tin rằng, đa phần các HLV/quản lý tại Premier League đều có cảm giác hạnh phúc khi được làm việc trong thế giới bóng đá, với đối tượng duy nhất họ quan tâm - các cầu thủ.
Cuối cùng thành thật mà nói, Allardyce sẽ lại sớm nhận được lời mời hậu hĩnh, bất chấp những scandal và con số 0 chức vô địch trong suốt sự nghiệp cầm quân, và kết thúc chuỗi ngày kiếm sống với tư cách một người giàu có.
Có điều, ai đó cần rút ra bài học từ câu chuyện của Sam Allardyce: "Có nhiều điều ý nghĩa hơn số dư trong tài khoản!".
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.