Một ngày đẹp trời, sau chuyến dắt con đi du lịch miền Trung, chị Trân hồ hởi thông báo với bạn bè và người thân, con trai chị, tên ở nhà là Bo, đã nói được những tiếng đầu tiên sau hơn 7 năm cả nhà trông đợi, lo lắng đến phát sốt.
Chị Trân không biết chính xác vì sao Bo lại nói được sau chừng ấy thời gian nhưng chị chắc chắn rằng chuyến du lịch dài ngày đã có tác động không ít khiến con chị đổi khác ngoài mong đợi.
tin liên quan
Đưa con đi ngắm gió trời và hóng biển từ trên caoNhững ngày Sài Gòn nóng, cả nhà bạn cần một không gian thoáng mát, trong lành. Hãy kéo các con ra khỏi thành phố ngột ngạt để được sống chậm và hóng gió tại phố biển Bình Định nên thơ.
|
|
Không chỉ mình chị Trân, nhiều phụ huynh khác cũng xác nhận, trong kỳ hè vừa rồi, việc cho con đi du lịch là một trong những điều hữu ích nhất mà bậc cha mẹ có thể làm cho con. Những cậu ấm, cô chiêu ngày thường được “úp lồng” trong những khối bê tông cao tầng của trường lớp, nhà phố được cho đi du lịch theo kiểu bụi bụi lại góp nhặt được những bài học giá trị về cuộc sống, về thiên nhiên và con người.
Mẹ ơi, sao con con cá sống được dưới nước?
Từ TP.HCM, chị Trân quyết định lên một tour du lịch qua một số tỉnh miền Trung để con trai chị được thấy biển mỗi ngày. Chị đọc trên mạng thấy một số trẻ chậm phát triển, chậm nói có thể sẽ phát triển tích cực trong môi trường tiếp xúc với nước, các loại cá…
Con chị, bé Bo đã 7 tuổi, đi học lớp 1 nhưng không nói được. Chị đi khám khắp nơi, từ trong nước đến một số nước ngoài có nền y học phát triển nhưng không tìm được nguyên nhân.
Các bác sĩ cho biết, Bo không nói chứ không phải bị tật câm điếc, các bộ phận, giác quan phát triển bình thường. Bo cũng không phải bị tự kỷ vì cháu vẫn giao tiếp với ba mẹ, bạn bè xung quanh bằng ngôn ngữ cơ thể. Ngoài ra, Bo còn là một đứa trẻ tính toán rất nhanh các phép tính trên giấy. Bo nghe hiểu hết. Chỉ là không nói.
Hè này, thay vì dắt con đi chữa bệnh như mọi năm, chị Trân quyết định dắt con đi…bụi. Bình Định điểm đầu tiên chị Trân và con trai dừng chân trong hành trình.
|
|
|
Nghe nói Khu dã ngoại Trung Lương – Cát Tiến ở huyện Phù Cát vừa có khu cắm trại, vừa có nhà hàng phục vụ ăn uống, vừa có tổ chức tour lặn ngắm san hô ở các đảo gần đó, chị Trân đã cho con thử tất cả.
Hôm đầu, Bo tỏ vẻ thích thú nhưng vẫn không nói gì. Nhưng đến hôm thứ hai, sau khi ngụp mặt xuống nước ngắm san hô và bầy cá bơi tung tăng, Bo ngẩn mặt lên nhìn mẹ và thốt lên cả một câu nói dài: “Mẹ ơi, sao con cá sống được dưới nước?”.
Khỏi phải nói, chị Trân đã vỡ oà những cảm xúc đầu tiên của một người mẹ lần đầu được nghe con mình nói như thế nào. Chị không tin. Không dám tin. Chị run run hỏi lại con để được nghe Bo nói lại lần nữa, lần nữa…
Thiên nhiên kỳ thú trong mắt con
Vốn là đại gia trong giới bất động sản ở Hà Nội, gia đình anh Nam có đầy đủ điều kiện về vật chất để con cái trong nhà luôn được phục vụ tận răng. Sẽ không có gì thay đổi nếu như bà giúp việc không xin nghỉ hai hôm có việc gia đình.
Hôm đó, bé Thư, 8 tuổi, con anh Nam ngồi nhìn mãi quả chuối trên bàn rồi quyết định cầm lên…nhìn. Được một lúc, Thư hỏi mẹ: Mẹ ơi, con muốn ăn quả chuối này, phải làm thế nào mới ăn được hả mẹ? Cả nhà lúc đó mới ớ ra giật mình.
Hoá ra, lâu nay, mọi việc, từ ăn uống đi lại, cô bé tiểu thư này đều được người ở làm thay. Thích ăn gì chỉ cần nói, sẽ có người bóc vỏ sẵn sàng, cắt khúc nhỏ đút vào miệng từng miếng. Thư mất luôn những khả năng và hiểu biết nhỏ nhất, căn bản nhất cho bản thân mình.
Hoảng quá, vợ chồng anh Nam vội gác công việc sang một bên và…dắt con đi du lịch. Chuyến du lịch theo kiểu tận hưởng nhưng cũng có phần “hành xác” để bé được va chạm, tự xử lý những vấn đề nhỏ của bản thân như đeo balo, đi giày, thay đồ, lấy đồ ăn, ngủ lều trại…
|
Bé Thư được dịp xoay sở hết khả năng để thích ứng. Cứ một lát, cô bé lại hỏi những câu như: Sao cái cây kia lại mọc được ở mỏm đá kia hả ba? Sao con bướm lại bay giữa biển mà không phải trong rừng cây như cô giáo nói? Sao những hòn đảo lại đầy những đá mà vẫn có người sống được?...
Cứ thế, vợ chồng anh Nam lần lượt giải đáp và chia sẻ cùng con những cảm xúc đang đầy tràn về những thứ mới mẻ, về thiên nhiên kỳ thú mà cô bé được ngắm nhìn.
Du lịch và trải nghiệm là thứ rất cần thiết để giúp trẻ nhìn ngắm thế giới, thêm hiểu biết và sự tự tin. Nó giúp những gia đình có thêm thời gian bên nhau trọn vẹn, làm mới những cảm xúc đã cũ. Sự kết nối, chia sẻ được nhân lên thấy rõ trong và sau những chuyến du lịch như thế.
Thay vì dành tiền đi mua sắm, nhiều gia đình trẻ hiện nay chọn du lịch. Họ chọn đi về với thiên nhiên, chọn những nơi biển trời trải rộng, chọn núi non hùng vĩ, chọn nơi để con cái có thể mở lòng nhiều nhất để hoà nhập, yêu thương và trải nghiệm.
Không phải ngẫu nhiên mà người dân phương Tây thường dắt con đi du lịch đây đó, dù trẻ còn bé bỏng thế nào. Xu hướng cả nhà đi du lịch hay dắt con đi chơi xa của người Việt hiện nay cũng nhiều lên thấy rõ. Những ngày nghỉ lễ sắp đến rồi, còn chờ gì mà không xách balo lên và dắt con đi!
Không sợ chặt chém ngày lễ
Khu du lịch Trung Lương-Cát Tiến thuộc địa phận xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Địa điểm du lịch nổi tiếng này cách TP.HCM khoảng 700 km đường bộ (nếu đi xe, tàu hoả thì mất khoảng 12 giờ di chuyển, máy bay chỉ chừng 50 phút). Khách có thể đi đến TP.Quy Nhơn hoặc tới sân bay Phù Cát rồi đi xe máy hoặc taxi tới khu du lịch với khoảng cách 30 km. Tại đây có nhiều dịch vụ để du khách lựa chọn như: nhà hàng, cà phê (với giá tương đối bình dân, ví dụ 5 người ăn 5 món tại nhà hàng có giá từ 1-1,5 triệu đồng), lều trại ngủ qua đêm (300.000 đồng/lều), lặn ngắm san hô (80.000 đồng/người), tắm tráng nước ngọt…
|
Bình luận (0)