• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Lễ hội chữ Hàn 2015

08/11/2015 03:39 GMT+7

Lắng nghe thể hiện sự cầu tiến và tiếp thu ở bạn. Nó sẽ mang lại nhiều lựa chọn và sáng tạo bất ngờ nếu bạn biết chớp lấy cơ hội. Chưa kể lắng nghe và chia sẻ khi đồng nghiệp có nỗi niềm cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt họ. Đừng ngại bày tỏ suy nghĩ của mình. Biết đâu đấy, sự lắng nghe và ý kiến từ bạn sẽ mang đến giải pháp cho đồng nghiệp. Hành động theo mách bảo của trái tim, bạn sẽ nhận nhiều tin yêu hơn.

Năm nay, Lễ hội chữ Hàn tại TP.Hồ Chí Minh được tổ chức vào ngày Chủ nhật ngày 25/10 tại Trường ĐHKHXH&NV – ĐH Quốc gia TP.HCM.

 

Ông vua sáng tạo chữ Hàn

Korea, cũng như Nhật Bản, Việt Nam thời trung đại vốn chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, nằm trong “vùng văn hóa chữ Hán”.

 

2

 

Chữ Hán du nhập bán đảo Hàn từ tk II tr CN. Tuy nhiên, có một khoảng cách rất lớn giữa tiếng Hàn và tiếng Trung. Do đó, gần như không thể sử dụng chữ Hán ghi tiếng Hàn.Người Hàn đã tạo ra chữ viết Idu và Hyangch’al giống như người Việt tạo ra chữ Nôm.

Song, cũng như đối với chữ Nôm, người không thạo chữ Hán thì cũng không thể sử dụng được Idu hay Hyangchal. Vua Sejong (Thế Tông, 1397 - 1450) đã quyết định sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Hàn.

 

IMG 3596

 

Nhà vua phân tích: “Tiếng nói của dân tộc chúng ta khác với tiếng nói của người Trung Hoa. Chữ Hán không phù hợp để thể hiện ngôn từ của chúng ta. Vì vậy, phần đông người dân ít học không thể viết để giao tiếp, bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, những quan tâm của họ. Thương cảm tình cảnh dân chúng, Trẫm sáng tạo 28 con chữ, mong muốn giúp cho tất cả mọi người đều có thể học và sử dụng thuận tiện trong đời sống hàng ngày”.

Một số học giả tài năng trong Tập hiền điện được Sejong lựa chọn, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của vua, đã trợ tá vua sáng chế chữ Hàn. Chữ Hàn mà vua Sejong sáng tạo là một hệ thống văn tự khoa học.

Ưu điểm quan trọng nhất của chữ Hàn là đơn giản, thuận tiện, dễ sử dụng. Huấn dân chính âm giải lệ viết rằng: “một người thông minh có thể học xong chữ Hàn trong vòng một buổi sáng, còn những người khù khờ cũng chỉ cần mười ngày”.

 

IMG 3611

 

Chữ Hàn đã trở thành phương tiện giao tiếp, phương tiện giữ gìn, truyền bá văn hóa Korea qua các thế hệ suốt trường kỳ lịch sử và ngày nay, khi tiếng Hàn là một trong 20 ngôn ngữ có nhiều người sử dụng trên phạm vi quốc tế, chữ Hàn đóng vai trò đưa Korea đến với thế giới, thế giới đến với Korea.

Ngày 9 tháng 10 hàng năm đã được chọn làm ngày kỷ niệm phát minh vĩ đại của Sejong, tôn vinh di sản văn hóa của dân tộc Hàn. Lễ hội chữ Hàn (Hangeul festival) hàng năm được tổ chức ở Hàn Quốc và nhiều nước trên thế giới.

 

Lễ hội Cùng vui với chữ Hàn

Ở Việt Nam, Lễ hội chữ Hàn lần đầu tiên được tổ chức năm 2010. Năm nay, Lễ hội chữ Hàn lần thứ 6 tại Việt Nam được 2 ngày 24/10 tại Trường ĐH Hà Nội và 25/10 tại Trường ĐHKHXH&NV – ĐH Quốc gia TP.HCM.

 

IMG 3609

 

Lễ hội Chữ Hàn ở Trường ĐHKHXH&NV – ĐH Quốc gia TP.HCM lần này quy tụ sinh viên người Việt và người Hàn của 16 trường Đại học, Cao đẳng và học sinh của một số trường phổ thông trung học tại TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Lạt với sự tài trợ và phối hợp tổ chức của các cơ quan chính phủ Hàn Quốc bao gồm Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation), Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc (KCC), Tổ chức Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Tổ chức nông lâm nghiệp Hàn Quốc (aT Center).

 

IMG 3550

 

Mở đầu ngày hội là Lễ kỷ niệm 569 năm ngày ban bố chữ Hàn. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng với sự tham gia của các vị khách quý: ông  Park Noh Wan - Tổng lãnh sự, Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM, Ông Park Kyoung Chul - Giám đốc văn phòng đại diện Korea Foundation tại Việt Nam,   ông Park Nark Jong - Viện trưởng Viện Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Park Jong Yong - Giám đốc văn phòng KOICA tại TP.HCM, ông Kim Dong Kwan- Tổng giám đốc Công ty xúc tiến thương mại thực phẩm - nông sản Hàn Quốc tại Hà Nội, ông Hồ Xuân Lâm, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Hữu nghị Việt – Hàn, các vị lãnh đạo trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cùng các vị Trưởng khoa, Trưởng Bộ môn, Giám đốc Trung tâmvà 1.500 học sinh sinh viên từ 16 trường Đại học và Cao đẳng khu vực phía Nam.

Sau phần lễ trang trọng là phần hội với rất nhiều hoạt động hấp dẫn và mang đậm dấu ấn văn hóa Hàn Quốc.

 

IMG 3548

 

Tâm điểm của phần hội là khu trại của các trường. Trên khung trại mà Ban tổ chức đã chuẩn bị chu đáo, các trường tự trang trí trại của riêng mình. Mỗi trường đều thể hiện một nét văn hóa của Hàn Quốc cùng với đặc trưng của trường mình. Khoa Hàn Quốc học - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM tái hiện hình ảnh nhà Hàn Quốc truyền thống với mái ngói và những chiếc lồng đèn giấy. Trường Đại học Văn Hiến đem đến lễ hội các nhạc cụ Hàn Quốc: trống Janggu, trống Buk, Chiêng và Quengkeori, đặt tên trại là “Samunnoli” (bốn nhạc cụ truyền thống). Trung tâm Sejong  - ĐHKHX&HNV TP.HCM tái hiện lễ cưới của người Hàn với bàn thờ gia tiên và những bộ Hàn phục trang nghiêm. Đại học Bình Dương đem đến hình ảnh các nhân vật trong Talchum (kịch mặt nạ Hàn Quốc). Đại học HUFLIT mang đến những chiếc quạt giấy của tầng lớp Yangban xứ Hàn…Các trại còn bán các món ăn Hàn Quốc hoặc các đồ thủ công để người tham gia lễ hội cùng trải nghiệm văn hóa Hàn.

 

 

Những trải nghiệm ấn tượng

Bên cạnh trải nghiệm văn hóa tại các trại của các trường và trung tâm đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học, trong khuôn viên lễ hội có nhiều khu trải nghiệm khác: khu Norae-bang (Karaoke) là một sân khấu hoành tráng với dàn âm thanh chuyên nghiệp và list các bài hát Hàn Quốc cập nhật đến tận thời điểm hiện tại, bất cứ ai cũng có thể đăng ký để làm ca sĩ. Khu trò chơi dân gian có các trò nhảy sạp, ném lao cho khách dự hội thỏa sức đua tài. Gian hàng Hanbok cho khách thuê áo để hóa trang thành các chàng trai, cô gái xứ Hàn. Khu nghệ thuật thư pháp trưng bày các tác phẩm đạt giải trong cuộc thi thư pháp chữ Hàn - một cuộc thi trong khuôn khổ lễ hội. Tại đây, khách dự hội cũng được hướng dẫn viết thư pháp Hàn. Cạnh đó là quầy thủ công mỹ nghệ hướng dẫn làm và bán các món hàng lưu niệm.

 

3

 

Đặc biệt, tại khu trại của các nhà tài trợ, người dự hội được thỏa sức thưởng thức các món ăn xứ Hàn do công ty thực phẩm aT-center chế biến. Các món ăn tại đây được chuẩn bị từ những nguyên liệu tươi ngon do Công ty xúc tiến thương mại thực phẩm - nông sản Hàn Quốc tại Hà Nội (thuộc Bộ nông nghiệp Hàn Quốc) chuẩn bị, và được nấu nướng bởi những đầu bếp chuyên nghiệp, làm dậy nên hương vị Hàn Quốc, và trải nghiệm ẩm thực tại đây là hoàn toàn miễn phí.

 

Game show và cuộc thi Văn nghệ thân quen

Buổi chiều, tại hội trường diễn ra hai hoạt động sôi nổi là game show trí tuệ “Quiz on Korea” và cuộc thi “Văn nghệ thân quen”.

Các đội chơi tham gia vòng thi “Khởi động” của game show với 15 câu hỏi kiến thức thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, chính trị, Hangeul và lịch sử. Bằng cách viết đáp án bằng tiếng Hàn lên bảng, các đội đã thể hiện kiến thức Hàn Quốc học của mình. 3 đội thi xuất sắc lọt vào vòng 3 và tranh tài hùng biện với các đề tài gợi lên nhiều suy nghĩ. Chẳng hạn như “Hàn Quốc là một trong những quốc gia đi đầu trong việc xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh gắn liền với bảo vệ môi trường và phát triển năng lượng tái tạo. Theo bạn, chiến lược tăng trưởng xanh thể hiện khát vọng gì của người Hàn?” và “Theo bạn, kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc phát triển kinh tế gắn liền với văn hóa có ý nghĩa như thế nào với các quốc gia đang phát triển trên thế giới?” Đội của trường ĐHKHXH&NV TP.HCM với kiến thức vững vàng đã vượt qua cả 3 vòng thi, xuất sắc giành ngôi quán quân.

 

IMG 3504

 

Tiếp đó, từ 15g30, hội trường nóng lên với cuộc thi văn nghệ được lấy cảm hứng từ format Your Face Sounds Familiar (Gương mặt thân quen) nổi tiếng của Tây Ban Nha, đến với cuộc thi “Gương mặt thân quen” các thí sinh tham gia trình diễn phải hóa trang, và bắt chước các nghệ sĩ hoặc video clip có sẵn của Hàn Quốc.Sau phần mở màn, các sinh viên nhận được một điều bất ngờ từ “tiết mục bí mật” được giấu kín suốt nhiều tháng chẩn bị: Các thầy cô yêu quý của họ từ tất cả 13 trường và trung tâm đã cùng nhau trình diễn 2 tiết mục đặc sắc gửi gắm tình yêu thương đến tất cả học sinh và đồng nghiệp. Tiết mục thể hiện sự giao lưu thân mật và mối gắn kết sâu sắc giữa các giảng viên từ các trường đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học tại miền Nam. Tình đoàn kết giữa các trường đại học và trung tâm cạnh tranh trong một nhóm ngành như vậy quả là điều hiếm thấy, khiến mọi người vô cùng xúc động.

 

IMG 3425

 

Hình ảnh Hàn Quốc truyền thống qua các tiết mục của Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức và Trường Đại học HUFLIT. Đội thi Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức đưa khán giả đến với nỗi niềm đau buồn của sự biệt ly qua bài hát được sáng tác từ lời thơ của tác giả Kim Sowol nổi tiếng đầu thế kỷ XX “Hoa Chiltalle”. Đây có lẽ là tiết mục xúc động nhất chương trình.

 

Nghệ thuật Hàn  qua các tiết mục của sinh viên

Khán giả  đi từ bất ngờ ngày đến bất ngờ khác khi được thưởng thức một loại hình nghệ thuật vô cùng thú vị của Hàn Quốc ngày nay - “nghệ thuật Nanta”. Kể từ lần xuất hiện đầu tiên trên sân khấu năm 1997, Nanta đã trở thành một chương trình biểu diễn mà người xem không thể bỏ qua khi đến Seoul. "Nanta" - tiếng Hàn có nghĩa là gõ một cách táo bạo như cú đấm mạnh mẽ trong trận đấu quyền Anh vậy.

 

IMG 3478

 

Với sự kết hợp độc đáo giữa những tiếng trống truyền thống Hàn Quốc và phong cách biểu diễn ngẫu hứng châu Âu, đoàn Nanta Cookin thường gây chấn động sân khấu và biến sân khấu trở thành một "nhà bếp" với những đầu bếp "bốc đồng" chuẩn bị cho những bữa tiệc. Tất cả những dụng cụ để nấu bếp, hoặc thậm chí là các dụng cụ trong cuộc sống sinh hoạt đời thường như: xô, chậu đều trở thành những dụng cụ để tạo nên giàn nhạc gõ. Lấy ý tưởng từ Nanta, Đội của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn TP.HCM đã có màn biểu diễn “tưởng như không thể mà lại là có thể” khi kết hợp giữa Nanta và ca khúc truyền thống Arirang nổi tiếng. Các bạn sinh viên đã tự chế nhạc cụ từ thùng nhựa, rổ rá và bọc giấy bên ngoài tạo thành những chiếc trống khua động cả hội trường.

Ngày hội đã để lại ấn tượng tốt đẹp về tình đoàn kết giữa hai dân tộc và mối giao lưu, gắn bó giữa các trường Đại học, Cao đẳng và trung tâm đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học tại miền Nam.

Tạp chí Thời trang trẻ hân hạnh là nhà bảo trợ thông tin của sự kiện này.  

 

Top
Top