Lễ hội rước 'vua, chúa sống' có một không hai ở ngoại thành Hà Nội

Đình Huy
Đình Huy
01/02/2023 16:45 GMT+7

Người được đóng làm vua trong lễ hội đền Sái (Hà Nội) phải là người khỏe mạnh, không dị tật. Người có độ tuổi 71 tự sắm áo thụng, mũ cánh chuồn và một đôi hia, kiệu rước lộng lẫy sơn son thếp vàng.

Hàng năm, cứ vào ngày 11 tháng giêng, lễ hội đền Sái lại được người dân làng Thụy Lôi (xã Thụy Lâm, H.Đông AnhHà Nội) tổ chức long trọng. Với những nghi thức rước ''vua, chúa sống'', lễ hội đã thu hút lượng lớn người dân và du khách tham gia.

Độc đáo lễ rước vua chúa giả: hàng chục thanh niên hô hào tung kiệu

Lễ hội rước 'vua chúa sống' có một không hai ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 1.

Hàng trăm người tham gia lễ hội đền Sái

L.P

Lễ hội đền Sái có nguồn gốc gắn liền với điển tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Sau khi lên ngôi vua, An Dương Vương cho xây thành, đắp lũy để trị quốc, an dân. Tuy nhiên, trong suốt quá trình nhà vua xây thành, ngày đắp, đêm lại bị đổ nên mãi thành vẫn chưa thể xây xong. Việc này là do yêu ma bạch kê tinh (tinh gà trắng) phá hoại. Tinh gà trắng ban ngày trú ẩn nơi núi Thất Diệu (đền Sái ngày nay - PV), chỉ xuất hiện, phá hoại việc xây thành khi trời chập tối.

Nhà vua cùng đoàn tùy tùng gồm chúa và các quan lại trong triều lập đài cầu khẩn thần linh, nên được Huyền Thiên Trấn Vũ sai thần Kim Quy hiện ra mách kế chém giết tinh gà trắng, để việc xây thành có thể hoàn thành. 

Để tưởng nhớ công đức của Huyền Thiên Trấn Vũ, nhà vua đã xây đền thờ ở đỉnh núi Thất Diệu. Hàng năm, vào mùa xuân, vua, chúa cùng các quan lại đích thân về đây bái yết. Từ đó trở đi, lễ hội đền Sái đã được tổ chức đều đặn mỗi năm một cách trang trọng, với đầy đủ nghi lễ rước vua, chúa và 4 vị đại thần có công giúp vua dẹp giặc, lập quốc.

Lễ hội rước 'vua chúa sống' có một không hai ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 2.

Đoàn rước cờ đi đầu lễ rước "vua, chúa sống"

L.P

Đi đầu đoàn rước là cờ, tiếp đến là kiệu chúa, sau đó là kiệu vua có che tàn lọng sặc sỡ, uy nghiêm; sau cùng là võng các quan: Trấn ải, Tự vệ, Tán ly, Đề lĩnh. Vua, chúa đi kiệu, các quan đi bằng võng, ăn mặc theo đúng tích xưa.

Người khiêng kiệu và võng là các thanh niên trai tráng khỏe mạnh được chọn cử ra đảm nhiệm. Đám rước đi khoan thai trong tiếng nhạc, tiếng trống, tiếng chiêng và rợp trời cờ xí. Thỉnh thoảng, kiệu chúa được tung hô, quay 1 - 2 vòng làm cho không khí càng thêm sống động.

Lễ hội rước 'vua chúa sống' có một không hai ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 3.

Cụ Trần Văn Tích (73 tuổi) được hoá trang làm chúa

L.P

Chúa ngồi trên kiệu đến đền thượng, chúa xuống làm lễ ướm gươm vào hòn đá ở sau đền (tượng trưng cho bạch kê tinh). Chúa chém 3 nhát rồi để phẩm đỏ xuống đá, tục truyền ấy là động tác giết gà trắng. Sau khi làm lễ ướm gươm, chúa vào đền đứng vái trước bài vị của Cao Sơn đại vương rồi biến mất. Dân làng khiêng kiệu không về đình.

Sau khi làm lễ bái vọng, vua cùng các quan về đình ngự để hành lễ. Cuối ngày 12 tháng giêng sẽ diễn lại tích chúa đi hành hội trừ yêu quái. Sau khi đi hành hội ba vòng quanh đình, có tứ giáp trong làng mang mào gà trắng đến trình vua coi như chúa đã diệt được ma gà và yêu quái. Sau lễ rước, vua trở về nhà bái kiến tổ tiên, gia tộc. Bà con, làng xóm vui mừng tới chúc mừng.

Lễ hội rước 'vua chúa sống' có một không hai ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 4.

Đoàn rước bắt đầu di chuyển từ đình đến đền và chùa Sái, thời gian rước mỗi lượt khoảng 1 tiếng rưỡi

L.P

Lễ hội rước 'vua chúa sống' có một không hai ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 5.

Người khiêng kiệu và võng là các thanh niên trai tráng khỏe mạnh được chọn cử ra đảm nhiệm

L.P

Lễ hội rước 'vua chúa sống' có một không hai ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 6.

Trong đoàn rước, chúa được tung hô, vừa thể hiện tính xông pha, tinh thần xung trận của chúa, vừa có ý dẹp đường để vua đi

L.P

Lễ hội rước 'vua chúa sống' có một không hai ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 7.

Cụ Nguyễn Quang Vinh đóng vai vua

L.P

Lễ hội rước 'vua chúa sống' có một không hai ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 8.

Người được đóng làm vua phải là người khỏe mạnh, không dị tật. Người có độ tuổi 71 tự sắm lấy áo thụng, mũ cánh chuồn và một đôi hia, kiệu rước lộng lẫy sơn son thếp vàng

L.P

Lễ hội rước 'vua chúa sống' có một không hai ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 9.

Lễ hội tái hiện hình ảnh vua, chúa và 4 vị quan: Trấn ải, Tự vệ, Tán ly, Đề lĩnh

L.P

Lễ hội rước 'vua chúa sống' có một không hai ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 10.

Các quan được rước kiệu võng tại lễ hội

L.P

Lễ hội rước 'vua chúa sống' có một không hai ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 11.

Sau khi về đến đền Sái, các vua và các quan làm lễ tế, cầu "mưa thuận, gió hoà"

L.P

Lễ hội rước 'vua chúa sống' có một không hai ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 12.

Sau lễ rước, vua trở về nhà bái kiến tổ tiên, gia tộc

L.P

Lễ hội rước 'vua chúa sống' có một không hai ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 13.

Rất đông người dân theo dõi lễ hội

L.P

Sới vật kỳ lạ: không được ra đòn hiểm, làm đối phương 'lấm lưng, trắng bụng' là thắng

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.