Lễ hội Truyền thông và Thiết kế Việt Nam Hà Nội 2019 sẽ gồm chuỗi các sự kiện và hoạt động giáo dục, thông tin được các tổ chức sáng tạo, truyền thông và công nghệ, các phòng trưng bày và không gian làm việc chung tổ chức, trong đó có Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển nghệ thuật đương đại VICAS Art Studio, Không gian triển lãm AGOHub, Trung tâm phát triển tài năng điện ảnh TPD, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom VCCA, Kiến trúc và quy hoạch đô thị G8A, Cộng đồng Những người bạn di sản Việt Nam (FVH), Không gian nghệ thuật Manzi, Không gian sáng tạo UP, Behalf Studio, Vun Art, Dự án ZÓ, GIANDON, và Bản đồ Nghệ thuật Hà Nội.
Phó trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT Việt Nam, Giáo sư Julia Gaimster phấn khởi với việc trường sẽ tổ chức Lễ hội Truyền thông và Thiết kế Việt Nam tại Hà Nội
Phó trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT Việt Nam, Giáo sư Julia Gaimster phấn khởi với việc trường sẽ tổ chức Lễ hội Truyền thông và Thiết kế Việt Nam tại Hà Nội. Bà cho biết: “Đại học RMIT vui mừng chủ trì tổ chức Lễ hội Truyền thông và Thiết kế Việt Nam nhằm tôn vinh nét văn hoá và sáng tạo phong phú, đa dạng ở Hà Nội. Sự kiện còn là minh chứng cho thấy mối quan hệ hợp tác sáng tạo lâu dài của trường với UNESCO, VICAS và TP. Hà Nội. Mới đây, trường cũng vừa ký biên bản hợp tác chính thức với UBND TP. Hà Nội nhằm củng cố quan hệ hợp tác chặt chẽ ở một số lĩnh vực, trong đó có việc quảng bá Hà Nội với vị thế là một thành phố văn hoá và thể thao”.
Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, ông Michael Croftchia sẻ: “UNESCO vui mừng trở thành đối tác chính hỗ trợ sáng kiến tổ chức lễ hội, gắn liền với tầm nhìn xem Hà Nội là một thành phố sáng tạo, đặc biệt trong bối cảnh thành phố vừa quyết định ứng tuyển vào chuỗi các thành phố sáng tạo của UNESCO. Lễ hội được tổ chức rất đúng lúc, thể hiện rõ nét sự hợp tác và liên minh của những người tin rằng truyền thông và thiết kế - những lĩnh vực đầy sáng tạo và giàu sức trẻ - đóng vai trò đáng kể với tương lai của thành phố”.
Ông Croft tin rằng lễ hội sẽ kết nối các cá nhân, tập thể và tổ chức, những người cùng chia sẻ niềm tin rằng các ngành sáng tạo đóng vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển tương lai của Hà Nội nói riêng, và của cả nước nói chung. “Lễ hội Truyền thông và Thiết kế Việt Nam có thể trở thành kênh kết nối các đối tác và sáng kiến thường niên quan trọng, kiến tạo hiệp lực, nhận diện lỗ hổng, tập trung năng lượng và nỗ lực vào nơi cần nhất”, ông chia sẻ. “Sự kiện sẽ giúp xây dựng nền tảng phát triển trong lĩnh vực này, giới thiệu những sáng kiến mà các thành phố khác có thể học hỏi và áp dụng”.
Phó giáo sư - Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật Quốc gia (VICAS), cho biết : “Liên hoan sẽ mang lại những hiệu quả tác động lớn trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội về tầm quan trọng của hoạt động sáng tạo và giáo dục sáng tạo ở Việt Nam. Lễ hội sẽ giúp thực hiện hai giải pháp chính được đặt ra trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đó là nâng cao nhận thức các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội về vai trò, vị trí của công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực trong ngành công nghiệp văn hóa”.
[Từ phải sang] Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền (Phó viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật Quốc gia), bà Phạm Thị Thanh Hương (Đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội), Giáo sư Julia Gaimster (Phó trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT Việt Nam) và ông Philip Dowler (Trưởng cơ sở RMIT Hà Nội) tại Lễ công bố sự kiện Liên hoan Truyền thông & Thiết kế Việt Nam: Hà Nội 2019
Giáo sư Gaimster từ RMIT Việt Nam cho biết trường cũng sẽ công bố ra mắt chương trình cử nhân chuyên về thiết kế đầu tiên ở cơ sở Hà Nội – Cử nhân Thiết kế (Thiết kế ứng dụng sáng tạo). Ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo tại cơ sở Hà Nội sẽ bắt đầu tuyển sinh từ ngày 14/10/2019.