Lợi bất cập hại
Nguồn nước cho ĐBSCL ngày càng hạn hẹp do dòng Mê Kông bị chặn mà còn phải phục vụ cho Lee & Man. Hơn thế, Lee & Man ngoài việc lấy nước sạch để phục vụ sản xuất giấy còn thải ra môi trường, cụ thể là ra sông Hậu nguồn thải cực độc của họ. Đây là một trong những vấn đề không được xem xét, tính toán trước khi cấp phép cho Lee & Man. Nguồn nước cạn kiệt, ô nhiễm đồng nghĩa với người dân sẽ không đạt được những kết quả kinh tế khả quan, và kéo giảm GDP là điều nhìn thấy trong tương lai.
Huỳnh Ngọc Hiền (H.Bình Chánh, TP.HCM)
Đừng để nếm trái đắng
Một khi sự cố môi trường ở khu vực này xảy ra thì phải mất không biết bao nhiêu thời gian mới hồi phục được, khi chất độc đã ngấm vào từng tấc đất, từng hạt phù sa đổ về mọi tỉnh, thành của vựa lúa lớn nhất nước này.
Ngô Quang Trường (Q.6, TP.HCM)
Dừng ngay hoạt động
Nhà máy, doanh nghiệp nào có nguy cơ đe dọa đến môi trường, đến tương lai của đất nước thì nên rút giấy phép. Có thể chúng ta phải bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư nhưng thà mất mát, thiệt thòi một lần về kinh tế còn hơn là gánh hậu quả nặng nề về sau. Nếu các nhà khoa học, nhà chuyên môn nhận thấy những nguy cơ khi Lee & Man đi vào hoạt động thì tốt hơn hết là rút giấy phép của nhà đầu tư này, bồi thường thiệt hại cho họ. Đừng vì một nhà máy mà hủy hoại cả tương lai của ĐBSCL.
Đinh Thị Ngọc Thu (Q.4, TP.HCM)
Trăn trở lớn
Hệ quả của vụ Formosa là vô cùng to lớn. Và câu chuyện này, trăn trở này cũng sẽ lặp lại ở ĐBSCL với Nhà máy giấy Lee & Man. Ai kiểm soát được chất lượng nước thải của nhà máy này ra sông? Về lâu về dài sự ảnh hưởng của các chất thải này sẽ như thế nào?
Bùi Hữu Nguyên (Q.Tân Phú, TP.HCM)
Phan Nguyễn Hoàng Phúc(Q.6, TP.HCM)
Nguyễn Hải Châu (Q.7, TP.HCM)
T.T - Duy Khang (thực hiện)
|
Bình luận (0)