Hãng EADS Astrium đã giành được hợp đồng trị giá 6,5 euro với ESA để thiết kế chương trình này. Theo đó, một robot nặng chừng 700-800 kg sẽ được thả xuống cực nam của mặt trăng, hệ thống tự động sẽ giúp nó hạ cánh một cách êm ái, an toàn. Sau khi đáp xuống mặt trăng, một xe tự hành nhỏ sẽ được giải phóng để lăn đi trên bề mặt chị Hằng. Trên xe chứa nhiều dụng cụ để giúp thực hiện các nghiên cứu khoa học do con người điều khiển từ xa.
Hãng BBC dẫn lời bà Simonetta Di Pippo, một giám đốc của ESA cho biết cơ quan này hướng đến việc tìm kiếm các loại khoáng sản. Họ cũng hy vọng sẽ tìm thấy nguồn nước trong đất của mặt trăng, những điều này rất quan trọng để giúp sự tồn tại lâu dài ở đây. Các tàu vũ trụ thu thập thông tin gần đây cho thấy có những cái hố trên mặt trăng có khả năng chứa một lượng lớn băng ẩn sâu trong vùng tối của nó.
Trong quá trình nghiên cứu thì giai đoạn B1 sẽ là lúc xây dựng các chi tiết kỹ thuật quan trọng nhất đối với thành phần sẽ đổ bộ xuống mặt trăng. Theo dự tính thì toàn bộ chương trình sẽ tiêu tốn hết vài trăm triệu euro. Sau khi có bảng kế hoạch chi tiết nó sẽ được ESA phê duyệt vào năm 2012.
Nếu kế hoạch được thông qua thì theo dự kiến, robot sẽ được tên lửa Soyuz phóng đi vào năm 2018 từ căn cứ ở vùng Guiana thuộc Pháp. Quá trình nghiên cứu dựa trên nền tảng kinh nghiệm mà châu u từng rất thành công đối với thiết bị ATV (ảnh) từng cung cấp cho Trạm không gian quốc tế (ISS).
Khi con tàu vũ trụ đến gần mặt trăng nó sẽ dò xét để xác định nơi robot đổ bộ một cách chính xác và an toàn. Vị trí đổ bộ được chọn ở cực nam của mặt trăng vì địa điểm này thu nhận ánh sáng mặt trời khá rộng mở. Điều này rất quan trọng vì châu u không sở hữu được công nghệ không gian đồng vị phóng xạ (giúp tạo ra năng lượng, nhiệt độ cần thiết cho robot tồn tại thời gian dài trong bóng tối).
Tạ Xuân Quan
Bình luận (0)