(iHay) Cách đây hơn 15 năm, tết Nguyên Đán vẫn còn là một điều mới lạ với đồng bào dân tộc Êđê ở Tây Nguyên, nhưng ngày nay bà con đã cùng hòa chung niềm vui đón Tết cổ truyền với toàn dân tộc.
>> Độc thân và nỗi ám ảnh về nhà ăn tết
|
Trước đây người Êđê ở Đắk Lắk không đón Tết với nghĩa là chào đón một năm mới đến. Theo phong tục, người Êđê ăn Tết vào thời điểm giao thoa giữa hai mùa mưa và khô. Đây là lúc để cúng tế tạ ơn thần linh đã cho mùa màng bội thu và cầu cho vụ mùa mới mưa thuận gió hòa, lúa thóc đầy kho.
Từ khi có sự giao lưu với người Kinh, dần dần “Tết Kinh” trở thành Tết của đồng bào Êđê.
Với người Êđê, trong những ngày đầu năm mới họ sẽ đi đến thăm người thân, bạn bè. Khi đi, họ mang theo 1 con gà, thịt lợn làm quà Tết. Đặc biệt là họ đến với những người trong năm qua có ấn tượng không tốt với mình để mong hâm nóng lại tình làng nghĩa xóm. Bạn bè ở các buôn xa buôn gần cũng đến thăm chúc Tết lẫn nhau.
Những ngày trước Tết, thanh niên lên rẫy lấy lá chuối, dây lạc; phụ nữ ở nhà chuẩn bị nếp, nhân đậu xanh, thịt mỡ để gói bánh Tét. Cả gia đình quây quần gói và nấu bánh bên bếp lửa. Bánh Tét, dưa món củ kiệu cũng là món ăn đặc trưng trong những ngày Tết của đồng bào bên cạnh ché rượu cần. Bánh mứt được chuẩn bị để tiếp khách trong những ngày Tết.
|
Nhà cửa, vườn tược được mọi người trong gia đình cùng nhau tân trang, dọn dẹp sạch sẽ. Mỗi gia đình đều mua hoa Tết để trang trí cho nhà cửa thêm sắc xuân. Trẻ con theo mẹ xuống chợ để được sắm những bộ đồ mới.
|
“Từ khi có Tết bà con có dịp để nghỉ ngơi, mọi người trong gia đình,dòng tộc, buôn làng thì gắn kết nhau hơn qua những lời chúc, tâm tình năm mới”, ông Y-Cal Êban, buôn Ea Kmat, huyện K’rong Păk, Đăk Lăk chia sẻ.
Sau Tết Nguyên Đán, vào khoảng đầu tháng 3 dương lịch, đồng bào Êđê lại chuẩn bị lễ hội truyền thống của mình được gọi là Lễ cúng bến nước. Lễ cúng bến nước được bắt đầu bằng việc cúng tổ tiên, sau một hồi chiêng dài là lễ cúng Yàng (Trời) cầu mưa. Khi lễ cúng Yàng kết thúc, các cô gái trong trang phục truyền thống, lưng đeo gùi cùng mọi người theo chân thầy cúng về bến nước đầu buôn.
Với hai mùa Tết Nguyên Đán và mùa lễ hội truyền thống trong phong tục tập quán lâu đời, đồng bào Êđê đều rất phấn khởi chuẩn bị, điều này đã góp phần làm nên nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
Trong những ngày Giáp tết, đến với các buôn làng đồng bào Êđê, bạn sẽ cảm nhận được không khí rộn ràng của Tết Nguyên Đán đầy đặc biệt với những phong tục tập quán truyền thống của dân tộc trong khí trời se lạnh, căng tràn sức sống.
Phan Uyên
>> Du học sinh Việt khắp thế giới chúc Tết Giáp Ngọ
>> Tôn Ngộ Không' độc quyền chúc tết iHay.vn
>> Đố vui ngày tết với hotgirl Hàn Quốc Hari Won
>> Độc thân và nỗi ám ảnh về nhà ăn tết
Bình luận (0)