Một điểm đáng chú ý khác là ở phần bản lề của thiết kế. Rất nhiều hình ảnh được đưa ra để giải thích về nó và những thông tin này khá phức tạp. Những công ty khác như TCL và Huawei khá kín tiếng về công nghệ bản lề. Do đó, cơ chế của việc gập và mở cũng sẽ là điểm khác biệt giữa các thiết bị gập trong thực tế.
LG đã đăng ký bằng sáng chế này vào năm 2015, ám chỉ các nhà sản xuất điện thoại đã nghiên cứu và phát triển điện thoại màn hình gập từ khá lâu, cũng như ý tưởng của họ kỳ lạ đến mức nào.
|
Đầu năm nay, LG nói rằng vẫn còn quá sớm để ra mắt điện thoại màn hình gập và thay vào đó, công ty dự định tung ra phụ kiện tên là LG Dual Screen cho phép bổ sung một màn hình nữa cho LG V50. Cả hai động thái dường như khá hợp lý bởi vì những nhà sản xuất đã công bố smartphone màn hình gập như Samsung và Huawei đã không thể đặt ra giá bán dưới 2.000 USD cho sản phẩm của họ.
LG đã có thể nhảy vào cuộc đua đua công nghệ đó, tuy nhiên, nó sẽ đi ngược lại với đường lối thực dụng "chậm rãi" của công ty. Vậy nên, đừng mong đợi điện thoại gập màn hình trong suốt như bằng sáng chế mô tả sẽ ra mắt trong thời gian gần nhất.
LG chắc chắn sở hữu công nghệ cần thiết để biến ý tưởng trên thành hiện thực. LG Display từng giới thiệu tivi OLED màn hình cuộn và trong suốt tại các triển lãm công nghệ. Việc công ty vẫn bám trụ lại ở mảng điện thoại, vốn đang không mang lại lợi nhuận, nhiều khả năng là vì mỗi điện thoại mới có thể đóng vai trò quảng bá tiến bộ công nghệ của LG.
Bình luận (0)