Đưa lịch sử vào tâm trí
Theo chia sẻ của bạn Khúc Bảo Ngọc thì đồ án Lịch sử có gì khó đâu ta sử dụng hình thức thiết kế đồ họa vẽ tay, với nhân vật hoạt hình, phù hợp với lứa tuổi mà sách hướng đến (học sinh lớp 6), hình ảnh tích cực, tươi vui phù hợp để tạo niềm vui trong việc học.
“Việc minh họa tạo hình nhân vật trong sách cũng phù hợp với thị hiếu các em, giúp môn học dễ tiếp cận với các em hơn thay vì tả thực, vẽ chân thực về các nhân vật và sự kiện lịch sử. Đây cũng là cách đưa lịch sử vào tâm trí các em dễ dàng nhất”, bạn Khúc Bảo Ngọc cho biết thêm.
Hình ảnh giúp việc học lịch sử trở nên dễ dàng hơn. Ảnh: NVCC
|
Chia sẻ về lý do chọn đề tài lịch sử để vẽ minh họa, bạn Khúc Bảo Ngọc nói: “Lý do lớn nhất để tôi làm sách lịch sử theo một hướng mới là xuất phát từ bản thân thôi. Tôi ghi nhớ không được tốt lắm nên việc học lịch sử đối với tôi như cơn ác mộng. Tôi học bài cũng lâu thuộc hơn người ta nên lúc làm sách tôi cũng vận dụng nhiều bảng biểu để tóm lược chữ... Với lại tôi thấy học sinh lúc nào cũng thích xem tranh ảnh hơn là đọc chữ nên tôi ứng dụng việc vẽ minh hoạ thay cho văn bản, vì văn bản thì sách giáo khoa đã có nhiều rồi”.
Nội dung của đồ án Lịch sử có gì khó đâu ta đúng theo chương trình giáo dục lớp 6 hiện hành Ảnh: NVCC
|
|
|
Sách có 2 tông màu chính là xanh – hồng dành cho việc minh họa thời bình trong lịch sử. Màu tím – cam dành cho việc minh họa những giai đoạn chiến tranh.
Tông xanh – hồng cho cái nhìn nhẹ nhàng, tông tím – cam lại gắt gao hơn thể hiện sự căng thẳng, tranh chấp.
|
|
|
Đồ án
Lịch sử có gì khó đâu ta bao gồm các bài học có hình ảnh minh họa, nội dung sách đúng theo chương trình giáo dục lớp 6 hiện hành. Bên cạnh đó đồ án có các loại sơ đồ tư duy giúp hệ thống kiến thức và phần câu hỏi trắc nghiệm, tự luận. “Dự án còn bao gồm phần mềm thông minh giúp học tại nhà, hỗ trợ thiết lập các sơ đồ tư duy dựa trên thói quen học tập cũng như ý thích của mỗi học sinh. Sách và phần mềm bổ trợ giúp mang đến những trải nghiệm mới cho các em học sinh về việc học môn lịch sử hiệu quả”, Khúc Bảo Ngọc chia sẻ.
Để lịch sử thêm thú vị
“Vẽ về lịch sử không phải là chuyện mới mẻ nhưng tạo nên một cái nhìn mới về lịch sử dành cho việc giáo dục lại chưa được chú trọng. Lịch sử trong giáo dục là tiền đề để các em học sinh tìm hiểu về bản thân, nguồn cội nên việc đưa ra giải pháp mới để xử lý lượng thông tin khó tiếp thu ấy là vô cùng cần thiết”, Khúc Bảo Ngọc tâm sự.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng trở nên sinh động hơn trong đồ án Lịch sử có gì khó đâu ta. Ảnh: NVCC
|
Khúc Bảo Ngọc nói: “Nội dung của đồ án dựa hoàn toàn trên nội dung lịch sử giáo dục hiện hành. Tôi tham khảo và sử dụng nội dung ở sách giáo khoa và nhiều sách tham khảo khác. Tôi chỉ làm việc về mặt hình ảnh cho ngắn gọn dễ hiểu nhất, về việc minh hoạ thì tôi cũng tham khảo nhiều sơ đồ tư duy mà các designer khác đã làm, tham khảo thêm các tài tiệu về giáo dục qua sách, báo để biết về tiêu chuẩn làm sách và những vấn đề của phụ huynh cũng như học sinh đang vướng mắc”.
Để thực hiện đồ án này, cô nàng thuộc thế hệ 9X cũng gặp không ít gian nan. Tuy nhiên, theo Khúc Bảo Ngọc thì: “Khó khăn lớn nhất của tôi là việc tạo hình nhân vật vừa phải thích hợp với thị hiếu của các em học sinh vừa phải thể hiện được phần nào góc nhìn lịch sử một cách chân thật nhất”.
Bìa cuốn sách Lịch sử có gì khó đâu ta. Ảnh: NVCC
|
Trước đây từng có rất nhiều đồ án không thể đi vào đời sống được vì thiếu tính thực tế. Đứng trước vấn đề này, bạn Khúc Bào Ngọc cho biết: “Đồ án có sách với ứng dụng thông minh trên điện thoại. Khi đọc sách, độc giả sẽ có trải nghiệm mới nhờ một số chi tiết gấp mở. Còn ứng dụng thông minh thì với phạm vi đồ án thì cũng chưa hoàn thiện vì tôi chỉ mới làm mô phỏng thôi. Nhưng ứng dụng sẽ giúp học sinh lập các bảng kiến thức cho riêng mình để lưu lại hoặc in ra bổ trợ cho việc học, đồng thời trên ứng dụng tôi cũng có thiết kế phần dành để tham khảo các thông tin từ các nguồn khác như: tham khảo các địa điểm lịch sử, các nhà triển lãm, bảo tàng… Tôi vẫn muốn phát triển thêm cho các lớp học trên nữa để duy trì việc học môn lịch sử được thú vị”.
Bình luận (0)