Nhưng thực chất Acta Diurna chỉ đơn thuần là những bản tin về các sự kiện đang diễn ra trong các thành phố lớn được Julius Ceasar, một vị tướng nổi tiếng dưới thời La Mã cổ đại, dán ở những nơi công cộng, đông người qua lại.
Đến thế kỷ thứ 8 ở Trung Quốc, những tờ truyền tin viết tay bắt đầu có mặt trên các đường phố Bắc Kinh, đưa tin về các sự kiện quan trọng của triều đình và những vấn đề nổi bật xảy ra trong xã hội.
Những bản viết tay gazette
Thế nhưng, những người Ý mới là những người đầu tiên có ý tưởng về báo giấy. Những tờ báo đầu tiên xuất hiện ở Ý không gọi là newspaper như ngày nay mà được gọi là gazette (có nghĩa là công báo, tức báo của chính phủ). Có rất nhiều ý kiến về từ gazette này. Ý kiến thứ nhất cho rằng gazette bắt nguồn từ chữ gazzera, tiếng Ý có nghĩa là ba hoa, ý kiến thứ 2 lại cho rằng nó bắt nguồn từ gazetta, là đồng tiền của thành phố Venice lúc bấy giờ, ý nói một tờ công báo có giá bằng một gazetta. Nhưng đa số đồng tình với ý tưởng chữ gazette có nguồn gốc từ tiếng La-tinh gaza, có nghĩa là kho tàng tin tức.
Tờ báo giấy đầu tiên, hay nói chính xác là tờ công báo đầu tiên xuất hiện tại thành phố Venice (Ý) vào những năm cuối thế kỷ 16 dành cho giới quý tộc địa phương, nhưng những tờ báo đầu tiên này đều là những tờ báo của chính phủ. Những chính phủ khác sau đó cũng tiếp thu kế hoạch của thành phố Venice, xây dựng cho mình những tờ công báo. Dần dần công báo phát triển thịnh hành vào những năm cuối thế kỷ 16, mở đầu cho ngành báo chí sau này. Ngày nay tại bảo tàng Magliabechian ở Florence còn lưu trữ khoảng 30 tờ báo đầu tiên trên thế giới, và tất cả đều được viết tay.
Công nghệ báo in ra đời
Nếu Ý là nơi đầu tiên khai sinh ra ý tưởng về báo giấy nhưng chỉ được viết tay thì người Anh là những người đầu tiên cho ra đời loại báo in. Máy in ra đời năm 1447 với công lao to lớn của Johann Gutenberg, một nhà phát minh người Anh. Sự ra đời của công nghệ in đã đặt nền tảng cho kỷ nguyên phát triển của báo chí hiện đại.
Vào thời điểm phát kiến địa lý, quân đội Tây Ban Nha cho những hạm đội vào xâm chiếm để giành lấy các thuộc địa của Anh. Lúc này những tờ báo có thêm nhiệm vụ là lên án quân đội Tây Ban Nha lúc bấy giờ và kêu gọi người dân cùng giúp sức bảo vệ lãnh thổ. Ngày nay, tại thư viện British, vẫn còn lưu trữ khá nhiều những tờ báo vào thời điểm quân đội Tây Ban Nha chiếm đóng eo biển Anh vào năm 1588. Từ đây chúng ta có thể kết luận những tờ báo đầu tiên mang màu sắc chính trị khá đậm nét và là vũ khí để kêu gọi lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
Những tên báo phổ biến vào cuối thế kỷ 16 có thể kể đến là Mercury, Herald, Express... Sau đó, lần lượt những cái tên như Observer, Guardian, Standard ra đời, và những tờ sau này đã ít nhiều bớt nói về những vấn đề chính trị, mà đề cập nhiều hơn đến các vấn đề trong xã hội.
Theo gót Anh, các nước châu u khác lần lượt xuất hiện những tờ báo đầu tiên của mình vào nửa đầu thế kỷ 17. Chúng ta có thể kể đến vài nước xuất hiện báo in sau Anh không lâu như Thụy Sỹ (1610), Pháp (1631), Đan Mạch (1634), Ý (1636), Thụy Điển (1645), Phần Lan (1661)… Những tờ báo in này chủ yếu đưa tin về châu u, thỉnh thoảng cũng đưa các tin tức về châu Á và châu Mỹ, nhưng đặc biệt vào thời điểm bấy giờ, những tờ báo này rất hiếm khi đề cập đến những vấn đề trong nước. Chẳng hạn các tờ báo của Anh thì đưa tin về quân đội Pháp, ngược lại các tờ báo Pháp lại đưa tin về các vụ scandal mới nhất của hoàng gia Anh.
Cho đến nửa cuối thế kỷ 17, nội dung các tờ báo đã thiên về tin tức trong nước. Tuy vậy, việc lan truyền và bàn luận về các vấn đề thời sự trong nước vẫn bị hạn chế, thậm chí còn bị cấm ở một số quốc gia. Năm 1766, chính phủ Thụy Điển thông qua quyết định ban hành Luật bảo vệ sự tự do cho báo chí. Đây là luật bảo vệ tự do báo chí đầu tiên trên thế giới.
Việc phát minh ra máy điện báo vào giữa thế kỷ 19 (năm 1844) đã làm thay đổi ngành báo in khi thông tin được truyền đi nhanh hơn, cho phép các phóng viên đưa ra những tin tức mang tính thời sự hơn. Đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, báo in gần như đã xuất hiện trên toàn thế giới, những tờ báo bắt đầu có định kỳ ngắn hơn và nhật báo trở nên phổ biến hơn. Lúc này, báo chí đã trở thành phương tiện thông tin cơ bản và hữu ích nhất. Đây cũng là thời kỳ hoàng kim của ngành báo với sự ra đời của tờ New York Times, mà cho đến nay vẫn là tờ thời báo lớn nhất thế giới.
Phương Mai
(tổng hợp)
Bình luận (0)