Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì hội thảo.
Tại hội nghị, các đại biểu đánh giá cao nội dung Dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã kế thừa được các bản Hiến pháp trước đó và hàm chứa xu thế phát triển mới của đất nước. Tuy nhiên, Dự thảo còn nhiều vấn đề cần được bổ sung, tiếp tục làm rõ.
Trong đó, các đại biểu tập trung thảo luận sâu về vấn đề tôn giáo, hôn nhân, gia đình và bình đẳng giới. Trong Điều 27 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhiều đại biểu đề nghị giữ nguyên nội dung Điều 63 của Hiến pháp năm 1992, nhằm thể hiện đầy đủ hơn về bình đẳng giới, vị thế của phụ nữ trong xã hội và quyền lợi trong việc thực hiện thiên chức làm mẹ.
Tại Điều 25, Khoản 1 Dự thảo ghi: "… Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật," các đại biểu cho rằng chưa thật sự chặt chẽ, dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng tôn giáo thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nên đề nghị sửa thành " Các tôn giáo được Nhà nước công nhận bình đẳng trước pháp luật.”
Về vấn đề hôn nhân và gia đình, trong dự thảo sửa đổi tại Khoản 1, Điều 39, ghi: “Nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn…”
Các đại biểu cho rằng không thể hiện rõ quy định về tuổi kết hôn, trách nhiệm trong việc xây cuộc sống hôn nhân, gia đình hạnh phúc, tiến bộ.
Vì vậy, các đại biểu đề nghị giữ nguyên nội dung Điều 64 của Hiến pháp năm 1992, để khẳng định vai trò của gia đình đối với xã hội và tính nhân văn của dân tộc.
Theo TTXVN
>> Sẽ trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp
>> Thảo luận sửa đổi Hiến pháp 1992
>> Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 phải đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
>> Quốc hội tiếp tục thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
>> Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong ba tháng
Bình luận (0)