Theo CNN, ông Trump cho biết hôm 30.3: “Cuộc họp trong tuần tới với Trung Quốc sẽ là cuộc gặp khó khăn vì chúng ta không thể chịu thâm hụt thương mại lớn và chuyện mất việc làm thêm nữa. Giới doanh nghiệp Mỹ phải chuẩn bị xem xét các giải pháp thay thế”.
Tổng thống Mỹ không nói suông. Sau khi viết trên mạng xã hội Twitter, hôm 31.3, ông ký hai sắc lệnh nhằm chống các động thái thương mại nước ngoài mà Nhà Trắng cho là lạm dụng. Dù vậy, ông Trump sẽ phải đi con đường gập ghềnh để đạt đến những gì mình muốn. Dưới đây là lý do vì sao.
Thâm hụt thương mại
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đến nay là lớn nhất. Với hàng hóa và dịch vụ, Mỹ thâm hụt 310 tỉ USD hồi năm ngoái, hạ 7% so với mức của năm 2015, theo số liệu của chính phủ Mỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng ông Trump có lý khi nói Trung Quốc không công bằng về mặt thương mại. Song một số chuyên gia lại chẳng đồng tình vì Tổng thống Mỹ nhắc đến cân bằng thương mại như một cách để tổng hợp tình hình sức khỏe kinh tế Mỹ.
Một trong hai sắc lệnh ông Trump ký hôm 31.3 sẽ là nền tảng cho một đợt đánh giá quy mô lớn về nguyên nhân thâm hụt thương mại mà Mỹ đang có với một số đối tác thương mại lớn nhất.
Đợt đánh giá trên có thể kết luận rằng thâm hụt thương mại là dấu hiệu của một nền kinh tế khỏe mạnh. Khi Mỹ tăng trưởng 4% mỗi năm cuối thập niên 1990, thâm hụt thương mại nước này cũng tăng vì người tiêu dùng Mỹ mua hàng từ khắp nơi trên thế giới. Trong đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2009, thâm hụt thương mại của Mỹ sụt giảm.
Lúc này, Bắc Kinh cho biết họ chẳng làm gì sai. Thứ trưởng Ngoại giao Zheng Zeguang phát biểu tại cuộc họp báo hôm 31.3: “Trung Quốc không tìm kiếm thặng dư thương mại. Khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển và biến đổi, thị trường nội địa của chúng tôi mở rộng và nhu cầu hàng hóa, dịch vụ của chúng tôi từ những nước khác, trong đó có Mỹ, tăng lên”.
tin liên quan
Tổng thống Donald Trump chưa ngừng chỉ trích thương mạiTổng thống Mỹ Donald Trump không đề cập đến cụm từ 'cuộc chiến thương mại' trong bài phát biểu lớn đầu tiên trước Quốc hội Mỹ hôm 1.3, song ông tiến khá sát đến lời kêu gọi về một cuộc chiến như trên.
Mỹ có thể làm gì?
Nếu người tiêu dùng Đại lục bớt tiết kiệm, tăng chi tiêu thì cán cân thương mại có thể tự cân bằng. Dù vậy, điều này sẽ mất rất nhiều thời gian và ông Trump muốn có giải pháp nhanh hơn.
Tuy nhiên, nếu Tổng thống Mỹ muốn doanh nghiệp nước nhà sản xuất ở nơi khác ngoài Trung Quốc, chẳng có điều gì bảo đảm là công ty Mỹ sẽ đưa nhà máy và việc làm hồi hương. Các nước châu Á như Việt Nam đang dần hấp dẫn với ngành công nghiệp sản xuất mức độ thấp như quần áo, giày dép trong bối cảnh chi phí lao động ở Đại lục lên cao trong những năm gần đây.
Nhiều thương hiệu Mỹ, trong đó có cả thương hiệu giày của con gái ông Trump, bà Ivanka Trump, vẫn dùng các nhà cung ứng Trung Quốc. Sản xuất những loại hàng hóa này ở Mỹ sẽ tạo thêm việc làm đem lại thu nhập thấp, nhưng cũng khiến giá bán sản phẩm đắt hơn, từ đó đẩy chi phí sinh hoạt của người Mỹ đi lên.
Thay vì dựng rào cản lớn quanh thị trường như ông Trump đe dọa thực hiện trong chiến dịch tranh cử, các doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở Trung Quốc có thể thích việc Tổng thống đặt áp lực mở cửa nền kinh tế lên chính phủ Trung Quốc.
Nhiều việc làm sẽ không "hồi hương"
Tổng thống Trump cũng thường đổ lỗi Trung Quốc “cướp” việc làm Mỹ. Hầu hết chuyên gia đều đồng ý rằng quan hệ kinh tế tăng cường giữa hai nước khiến dân Mỹ mất việc làm trong những thập niên gần đây, song mức độ tác động rất khó xác định.
Một số nhà phân tích cho rằng nhiều việc làm dù sao cũng sẽ rời khỏi Mỹ vì kinh tế Đại lục mở cửa ra thế giới sau thời điểm doanh nghiệp Mỹ tìm cách chuyển công ăn việc làm sang các nước có lương bổng thấp hơn. Ngoài ra, những thay đổi như tự động hóa và công nghệ được đánh giá là nguyên do lớn hơn so với thương mại trong chuyện “cướp” việc làm Mỹ.
tin liên quan
Trung Quốc bất ngờ thâm hụt thương mại lần đầu trong ba nămTrung Quốc vừa bất ngờ công bố số liệu thâm hụt thương mại lần đầu tiên trong ba năm.
Bình luận (0)