Livestream bán thuốc trên mạng xã hội: Cấm được không?

13/01/2024 05:18 GMT+7

Hình thức bán hàng qua livestream trên mạng xã hội đang được rất nhiều người áp dụng bởi sự phổ biến, nhưng với livestream bán thuốc là lợi bất cập hại, vì đây là mặt hàng có điều kiện: bác sĩ chỉ định, kê toa đúng bệnh, đúng người.

Sở Y tế TP.HCM vừa thống nhất đề xuất về cấm livestream bán thuốc được đưa vào luật Dược sửa đổi. Vì khi mạng xã hội phát triển, hình thức bán thuốc, thực phẩm chức năng trên các nền tảng mạng xã hội đã trở nên phổ biến.

Cụ thể, chiều 11.1, tại cuộc họp báo định kỳ kinh tế - xã hội TP.HCM, ông Nguyễn Hải Nam, Phó chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết việc kinh doanh thuốc trực tuyến chưa được pháp luật công nhận. Việc livestream bán thuốc là hành vi vi phạm pháp luật.

Lướt một vòng mạng xã hội TikTok, PV Báo Thanh Niên ghi nhận có hơn 20 phiên livestream bán thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe… trong trưa 12.1. Nhưng núp bóng đằng sau là hình ảnh các nhà thuốc, quầy thuốc, người mặc áo blouse giống dược sĩ, bác sĩ… dễ khiến người tiêu dùng nghĩ là thuốc. Nhiều quầy thuốc, nhà thuốc thường mở livestream vào các khung giờ vàng (như: 11 – 13 giờ, 20 – 23 giờ), để thu hút nhiều người xem, người mua.

Livestream bán thuốc trên mạng xã hội: Cấm được không?- Ảnh 1.

Livestream bán thực phẩm chức năng trên mạng xã hội TikTok

DU YÊN

PV Thanh Niên cũng ghi nhận nhiều video livestream bán thuốc nam gia truyền, chữa bệnh bằng thuốc lá (hay còn gọi là thuốc y học cổ truyền). Nhưng chủ yếu là qua mạng xã hội TikTok.

Cụ thể, trong phiên livestream bán thuốc trên TikTok của một tài khoản tên là dược sĩ Phan Vân. Người này mặc áo blouse, giới thiệu bán thuốc nam. Theo người này, một liệu trình thuốc gồm 15 gói thuốc có giá 250.000 đồng, uống trong 30 ngày. Thuốc này được giới thiệu có tác dụng đào thải độc tố trong gan thận, điều trị viêm gan A, B và giảm cân (!?).

Một livestream bán thuốc nam trên TikTok có tên là thuốc nam gia truyền, người bán liên tục giới thiệu về công dụng của các loại thuốc này rằng giảm cân, thải độc cùng các ưu đãi như miễn phí ship, giảm giá ưu đãi.

"Thành phần lá thuốc nam gần 10 vị công thức gia truyền nhà em, mọi người đặt nhanh để kịp giảm cân ăn tết mặc đồ đẹp nào mọi người ơi. Già trẻ lớn bé gì đều uống được hết, cứ đun sôi lên uống thay nước lọc. Tranh thủ chốt đơn nha cả nhà", người này quảng cáo.

Livestream bán thuốc trên mạng xã hội: Cấm được không?- Ảnh 2.

Livestream bán thuốc trên mạng xã hội TikTok

DU YÊN

Trong các phiên livestream, người mua sẽ để lại các bình luận về chứng bệnh, hỏi về thuốc. Người bán lần lượt giới thiệu các loại thuốc, thực phẩm để giới thiệu cho người mua. Những sản phẩm được trưng bày phía trước, người bán liên tục giới thiệu về công dụng của các sản phẩm. Các sản phẩm sẽ được gắn vào link, TikTok shop để người mua đặt hàng.

Cùng với trào lưu livestream bán thuốc, nhiều người cũng tận dụng sức nóng trên để mở các khóa dạy livestream bán thuốc. Những chủ nhà thuốc, quầy thuốc được dạy các cách tiếp cận thu hút khách hàng, cách tăng người xem livestream…

Thời gian vừa qua, rất nhiều bệnh nhân vì xem các livestream bán thuốc y học cổ truyền về uống và đã nhập viện vì vừa không đúng chỉ định, vừa mua phải thuốc kém chất lượng, thuốc giả. 

Bán thuốc bằng hình thức livestream là hành vi vi phạm pháp luật

Theo luật Dược 2016 định nghĩa: Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.

Luật Dược cũng có điều khoản cấm quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.