- Phong trào làm game MOBA: kết cục chỉ là sự tuyệt vọng
- LMHT: Điểm tin nổi bật ngày 13.7
- LMHT: Chiêm ngưỡng cosplay Jinx, Ahri và Caitlyn
- Những tên tuổi MOBA "ăn theo" LMHT và Dota 2
Liên minh huyền thoại nói riêng hay bất cứ trò chơi MOBA nào cũng đều đặt tiêu chí kết nối lên hàng đầu. Đó là sự ăn ý giữa đồng đội với nhau, tạo nên những tình huống phối hợp đẹp mắt và hiệu quả, với mục đích chính là đưa cả đội đến với chiến thắng.
Nhưng khi bạn tham gia vào các trận đấu thường hoặc xếp hạng đơn, đồng đội của bạn là bốn người hoàn toàn xa lạ thì sự mâu thuẫn về ý tưởng cũng như lối chơi là khó tránh khỏi. Một căn bệnh cố hữu mà game thủ LMHT mắc phải đó là bệnh "đổ tại".
Hầu như ai khi bước vào trận đấu đều chỉ hiểu về khả năng của bản thân chứ không biết rằng đồng đội chơi ra sao, đối phương sẽ đánh như thế nào. Chính vì lẽ này mà rất nhiều người chơi thường biến bản thân thành trung tâm của trận đấu.
Cái tôi quá lớn.
Nếu như đội bạn áp đảo và dễ dàng có được mạng của đối phương, người bạn tung hô đầu tiên chính là bản thân. Không thể trách được bởi ai mà chẳng muốn trở thành ngôi sao của trận đấu. Nhưng khi bạn nằm ở phía đội đang bị dẫn trước thì cục diện lại hoàn toàn khác.
Giả sử bạn là một xạ thủ đi đường dưới, một pha di chuyển không hợp lý, hoặc bị đối phương quấy rối quá nhiều và mất mạng, người đầu tiên bạn đổ tội chính là người hỗ trợ. Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn chơi hỗ trợ.
Bài học giao tiếp.
Còn ở đường đơn, nơi ai cũng một thân một mình, lại có một kiểu đổ thừa khác. Nếu thua về kèo kỹ năng thì ít ai có thể biện hộ, nhưng nếu một hai lần bị tướng đi rừng bên kia lên hỏi thăm, người chơi sẽ lập tức có những lời phàn nàn về đồng đội đi rừng đồng minh, rằng họ không biết cách gank, hoặc kỹ năng phản gank kém.
Nỗi khổ người đi rừng.
Đó là ở giai đoạn đầu trận, từ giữa trận trở đi sẽ có những bất đồng lớn hơn xảy ra. Khi đó, có thể người sẽ hướng trọng tâm vào trụ của đối thủ và mục tiêu lớn như rồng hay baron, người lại chăm chăm đi farm hoặc cố gắng giết mạng. Chính sự xung đột trong nội bộ này dẫn đến một tập thể thiếu đoàn kết và nếu có thua đó cũng là chuyện dễ hiểu.
Ngược lại, những game thủ sở hữu kỹ năng tốt hơn phần còn lại của đội thường có thiên hướng trách móc những đồng minh chơi không tốt bằng mình. Mắng nhiếc hay thậm chí là chửi rủa sẽ không giúp bạn thắng được trò chơi. Liệu như vậy có giúp bạn giải tỏa tâm lý? Hay chỉ làm bạn thêm bực bội vì những cuộc cãi vã không hồi kết?
Hành động không đẹp trong bất cứ trò chơi đồng đội nào.
Khi phải chịu một áp lực lớn như thế từ đồng đội, nhiều người sẽ cảm thấy chán nản và dẫn đến giảm khả năng thi đấu cũng như quăng game. Chưa kể tệ hại hơn nữa là việc cố tình giúp sức cho đối thủ để trả thù những kẻ đã chỉ trích mình trước đó. Lợi bất cập hại và chẳng ai là người thắng cuộc cả.
Một người vì mọi người, mọi người vì một người.
Suy cho cùng, việc nóng giận và đổ lên đầu người khác là khó có thể tránh khỏi. Quan trọng là mỗi người chơi phải thể hiện mình là một game thủ có văn hóa, cố gắng hạn chế tối đa sự bực bội không cần thiết, giữ cho bản thân cái đầu lạnh và kết hợp thật tốt với đồng đội. Như nhiều người chơi ở bậc cao cũng như những game thủ nổi tiếng từng chia sẻ, để đạt được thành công thì điều quan trọng nhất chính là "đừng bao giờ giận quá mất khôn, bình tĩnh và tự tin, rồi vinh quang sẽ đến với bạn".
Bình luận (0)