Những diễn biến trên khiến Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương các nước G7 phải họp khẩn cấp, đồng thời Ngân hàng Trung ương châu u cũng tiến hành họp đặc biệt các thành viên thuộc nhóm sử dụng đồng euro.
Nếu Ý gặp tình trạng tài chính tồi tệ như Hy Lạp thì nghĩa là cuộc khủng hoảng của đồng euro đang trầm trọng và lan rộng thêm. Đằng sau sự giảm sút chỉ số chứng khoán trên thế giới trong mấy ngày qua và việc Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm là dấu hiệu của một đợt suy thoái, thậm chí khủng hoảng kinh tế mới trên phạm vi thế giới. Bởi vậy, câu hỏi đặt ra là những cuộc họp khẩn cấp nói trên được tiến hành vì lo xa hay hốt hoảng. Câu trả lời sẽ cho thấy nhận thức và dự báo của các bên về những vụ việc mới rồi.
Qua tuyên bố của vài thành viên tham dự hai cuộc họp có cảm giác là họ hốt hoảng nhiều hơn là lo xa, tìm cách trấn an thị trường hơn là tìm biện pháp ứng phó quyết liệt và cơ bản. Cũng dễ hiểu thôi bởi đã qua lâu rồi cái thời mọi tuyên bố suông của G7 vẫn làm nên chuyện và EU nỗ lực gần 2 năm nay mà vẫn chưa cứu được đồng euro. Không hốt hoảng sao được khi muốn lo xa mà tính mãi vẫn không ra giải pháp.
La Phù
Bình luận (0)