Một nhóm chuyên gia đã dành hơn 1 thập niên để nghiên cứu loài rêu Takakia có cách đây 390 triệu năm và chuyên bám rễ trên các vách núi băng giá và cô lập của cao nguyên Tây Tạng.
Được mệnh danh là nóc nhà của thế giới, khu vực xa xôi và hẻo lánh hiện là cao nguyên cao nhất và lớn nhất thế giới.
Các nhà nghiên cứu thực hiện 18 chuyến hành trình đến cao nguyên Tây Tạng từ năm 2010 đến 2021 để tìm hiểu cách thức rêu Takakia xoay xở thích ứng sau hàng trăm triệu năm ở khu vực cách mặt đất 4.000 m. Kết quả khảo sát và phân tích đã được đăng tải trên chuyên san Cell hôm 9.8.
Đồng tác giả báo cáo Ralf Reski của Đại học Freiburg (Đức) ví von rêu Takakia chẳng khác nào là "hóa thạch sống".
Các nước giàu thông qua 100 tỉ USD giúp nước nghèo đối phó biến đổi khí hậu
Những loài thực vật đầu tiên trên thế giới đóng vai trò quan trọng cho sự sống trên thế giới.
Vào thời điểm thực vật bắt đầu xuất hiện trong các đại dương trên thế giới cách đây khoảng 500 triệu năm trước, tảo nước ngọt "chiếm đóng" và bao phủ các khối đất đá trên bề mặt trái đất và bắt buộc phải thích nghi nếu muốn tồn tại trong môi trường trên cạn khắc nghiệt hơn.
Những loài thực vật nhỏ bé đã tạo nên sự thay đổi lớn lao cho khí quyển trái đất khi chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học thông qua quá trình quang hợp. Khi thực vật ăn mòn những tảng đá mà chúng bám vào, quá trình này giải phóng khoáng chất, còn quá trình quang hợp dẫn đến các hợp chất hữu cơ và oxy.
Dưới sự cải tạo của thực vật, những vùng đất trở nên thân thiện hơn với đời sống động vật.
Khi các đĩa kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu va chạm nhau khoảng 65 triệu năm trước, dãy Himalaya được khai sinh. Rêu Takakia, lúc đó đã khoảng 100 triệu năm tuổi, buộc phải nhanh chóng thích nghi với môi trường khắc nghiệt hơn nhiều, nơi dễ dàng xuất hiện 4 mùa trong vòng 1 ngày.
Tác giả chính của cuộc nghiên cứu Ruoyang Hu của Đại học Capitol Normal ở Bắc Kinh (Trung Quốc) cho hay nhóm của ông thu thập mẫu của rêu Takakia để giải mã trình tự gien di truyền của loài rêu đáng gờm và từ đó tính toán nguy cơ mà loài rêu cổ đại đối mặt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Kết quả cho thấy rêu Takakia hết sức tích cực về khía cạnh di truyền và có cấp độ tiến hóa cực nhanh. Chúng cũng sở hữu bộ gien di truyền chứa số gien tiến hóa nhanh ở mức độ nhiều nhất trong giới sinh vật.
Thế nhưng, điều đáng buồn là "nhà vô địch của tiến hóa" cũng khó thoát nguy cơ tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu, theo các nhà khoa học cảnh báo.
Các tác giả báo cáo dự đoán rêu Takakia nhiều khả năng chỉ sống sót thêm khoảng 100 năm và đối mặt nguy cơ tuyệt chủng sau hàng trăm triệu năm kiên cường tiến hóa.
Bình luận (0)