Câu hỏi đặt ra: Với số lượng lớn các ĐSDL như vậy, nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động quảng bá sẽ được lấy từ đâu? Nhà nước phải tốn một khoản ngân sách không nhỏ cho hoạt động của các đại sứ? Mỗi đại sứ có nhiệm vụ huy động nguồn lực kinh tế xã hội hay từ chính bản thân? Liệu rằng, có giống như người tiền nhiệm, ĐSDL phải “có tiềm lực kinh tế mạnh”? Như thế, chức danh này sẽ chẳng khác nào một cuộc chạy đua xã hội hóa. Và, nhiều người đẹp thời nay hẳn sẽ chẳng ngại “đầu tư” cũng như không bỏ qua cơ hội tạo dựng và quảng bá hình ảnh cá nhân dễ dàng.
Quy chế bổ nhiệm ĐSDL đang được điều chỉnh lại. Điều mà người ta quan tâm nhất: Tiêu chí lựa chọn đại sứ sẽ thay đổi ra sao? Bởi, nếu không có những tiêu chí rõ ràng, khắt khe cùng các quy định chặt chẽ, cơ quan quản lý sẽ khó lòng “kiểm soát” được từ phát ngôn cho đến hoạt động của hàng trăm ĐSDL cùng một lúc. Nếu cơ quan quản lý dễ dãi hay không kiểm soát nổi, người ta e rằng rồi có lúc xảy ra tình trạng: loạn... ĐSDL!
Việc lựa chọn một vị ĐSDL Việt Nam tốn không biết bao nhiêu thời gian, qua nhiều cuộc hội thảo góp ý kiến, cuối cùng cũng chưa tìm được người phù hợp. Vậy mà, tới đây, nơi nơi sẽ bước vào "chiến dịch" bình chọn ĐSDL. Nhìn lại, việc quyết định vị trí ĐSDL Việt Nam lần đầu tiên từng được thừa nhận là có phần vội vã, vậy quyết định lần này đã được cân nhắc kỹ lưỡng hay chỉ sau sự cố rút lui của một ứng cử viên?
Ngọc An
>> Không có Đại sứ du lịch
>> Lý Nhã Kỳ rút khỏi danh sách ứng cử Đại sứ du lịch VN
>> “Mổ xẻ” chuyện bình chọn đại sứ du lịch
>> Phát động ứng cử Đại sứ du lịch Việt Nam
Bình luận (0)