Lộc vừng vào Nam bộ

04/02/2016 15:18 GMT+7

Giới chơi kiểng Nam bộ xưa có câu 'nhất kim, nhì nguyệt, tam cần, tứ mai', xếp theo thứ tự là kim quýt, nguyệt quế, cần thăng và mai chiếu thủy.

Giới chơi kiểng Nam bộ xưa có câu 'nhất kim, nhì nguyệt, tam cần, tứ mai', xếp theo thứ tự là kim quýt, nguyệt quế, cần thăng và mai chiếu thủy.

Gốc lộc vừng có giá hàng chục triệu đồng trong khu vườn kiểng của anh Minh Trường
- Ảnh: Hoàng PhươngGốc lộc vừng có giá hàng chục triệu đồng trong khu vườn kiểng của anh Minh Trường - Ảnh: Hoàng Phương
Ngoài ra còn có các loại cây khác trong sân kiểng cổ như bùm sụm, khế, ngâu, mai vàng... uốn theo thế cổ như tam cương, ngũ thường, thất hiền hoặc theo lối sơn thủy tứ diện nhằm biểu đạt triết lý nhân sinh. Trong đó tuyệt nhiên không có cây vừng.
Cây cối cũng có quyền vui xuân


Cây vừng được giới chơi kiểng ở Nam bộ săn lùng xuất phát từ sự bùng nổ thông tin, nhất là trên các trang mạng xã hội. Họ phổ biến cho nhau những thông tin về các loài cây cảnh mang tính phong thủy nên trồng ở sân nhà.
Từ đó làm thay đổi quan niệm chơi cây cảnh của cư dân miệt vườn Nam bộ



Cây vừng với tên gọi lộc vừng mới xuất hiện trong các sân vườn kiểng ở Nam bộ vài năm trở lại đây. Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Trừ (huyện Cai Lậy, Tiền Giang), vùng này có ít nhất 3 loại vừng: vừng bông đỏ, vừng bông trắng và bông màu cánh sen; thường được gọi là cây rau vừng hay đọt chiếc. Người ta hái đọt non làm rau ăn với mắm kho, bánh xèo, cá rô non kho lạt; sử dụng quả vừng để làm thuốc trị đau bụng, tiêu chảy hoặc nghiền nhỏ ngâm với rượu chữa đau răng...
Ở miền Bắc, người dân quan niệm lộc vừng là loại cây tượng trưng cho sự thịnh vượng, bình an, là một trong bốn loài cây cảnh quý (sanh, sung, tùng, lộc), rất thích hợp làm cây phong thủy. Màu đỏ của hoa lộc vừng tượng trưng cho hỷ sự nên còn được dùng làm quà tặng trong các dịp tân gia, khai trương, khánh thành... Đặc biệt, cây vừng có đặc tính ra lộc (cành non) mập mạp, xanh biếc, nếu ra đúng dịp tết thì sẽ đem lại cho gia chủ nhiều may mắn. Có khi người ta bẻ một nhánh non đem chưng trên bàn thờ để hy vọng rước lộc về cho gia đình.
Cũng theo ông Trừ, ở Nam bộ, tục hái lộc đầu xuân hầu như không nghe ai đề cập. Chiều cuối năm các bô lão thường nhắc con cháu tưới mát tất cả cây kiểng trước sân nhà cũng như tất cả các loại cây ăn trái trong vườn. Cọng rau, trái ớt, bụi hành... phải tranh thủ hái chiều hôm trước. Còn không thì ít nhất cũng phải đợi đến ngày cúng tất chiều mùng bốn hoặc đến ngày hạ nêu chiều mùng bảy mới được hái. Do cư dân sống bằng nghề làm vườn nên vào đầu năm người ta trân quý từng nụ hoa, chiếc lá. Cây cối cũng có quyền vui xuân như con người. Mùng ba tết, người ta lấy giấy hồng đơn cắt thành hình trái bầu dán lên thân những cây to trong vườn, trong sân, gọi là tết vườn, tết cây.
Thời gian gần đây, cây vừng được giới chơi kiểng ở Nam bộ săn lùng xuất phát từ sự bùng nổ thông tin, nhất là trên các trang mạng xã hội. Họ phổ biến cho nhau những thông tin về các loài cây cảnh mang tính phong thủy nên trồng ở sân nhà. Từ đó làm thay đổi quan niệm chơi cây cảnh của cư dân miệt vườn Nam bộ.
Hàng đẹp, đắt mấy cũng mua
Dọc theo tỉnh lộ 868 về hướng Ba Dừa (thuộc thị xã Cai Lậy) có mấy chục điểm bán cây phôi, điểm nào cũng dự trữ ít nhất năm, bảy cây vừng to cao. Ngoài việc săn lùng cây vừng bản địa, người ta còn ra tận Hà Nội và miền Trung lấy các giống vừng về ghép. Một chủ vựa cây vừng ở thị xã Cai Lậy cho biết lộc vừng Hà Nội có ưu điểm cuống bông dài cả mét trổ thành chùm, đỏ thắm, trái nhiều. Vì ngoài chơi hoa người ta còn thích chơi cây kiểng có trái. Một cây vừng có đường kính gốc khoảng năm tấc, cao vài ba mét có giá từ 6 đến 8 triệu đồng. Gốc đẹp cả chục triệu đồng vẫn có người mua.
Vườn kiểng của anh Minh Trường ở ấp Bà Bèo, xã Mỹ Phước Tây (thị xã Cai Lậy) có hơn chục gốc vừng có giá từ 40 đến 50 triệu đồng/gốc. Anh cho biết “khoái” chơi vừng từ hơn bốn năm nay nên đã cất công sưu tầm nhiều gốc to, cao, bộ rễ đẹp và già cỗi rồi thuê người về uốn sửa, tạo dáng, chăm sóc. Vừng cành mềm rất dễ uốn sửa, lại dễ ghép đá, trồng trong chậu chứa nước tạo tiểu cảnh. Việc xử lý ra bông cũng không khó, chỉ cần phun thuốc cho lá già, rụng thì vừng sẽ đâm chồi mới, ra bông.
Để có được cây vừng ưng ý, tháng trước anh Trường đã xuống tận Thạnh Hóa (Long An) bứng một cây cao hơn 4 m. Tiền thuê cưa, máy xúc, xe cẩu, xà lan vận chuyển... về tới nhà mất cả chục triệu đồng. Anh cho biết giá cây vừng này hồi mới mua chỉ có 35 triệu đồng, nay có người trả giá hơn 100 triệu nhưng anh không bán. Mỗi lần vừng trổ bông phủ một bức màn đỏ rực, “ngắm sướng mắt” chứ anh không tin vào phong thủy như nhiều người.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.