Lợi ích của thể dục đối với bệnh đái tháo đường

12/02/2014 10:21 GMT+7

Kính thưa bác sĩ, tôi là nam, năm nay 42 tuổi, được chẩn đoán bị bệnh đái tháo đường cách đây 4 tháng. Vậy tôi xin hỏi ngoài uống thuốc thì việc tập luyện thể dục hằng ngày của tôi có nên kiêng cữ hay thay đổi gì không? Cám ơn bác sĩ. (nguyenvanla…@gmail.com)

Kính thưa bác sĩ, tôi là nam, năm nay 42 tuổi, được chẩn đoán bị bệnh đái tháo đường cách đây 4 tháng. Vậy tôi xin hỏi ngoài uống thuốc thì việc tập luyện thể dục hằng ngày của tôi có nên kiêng cữ hay thay đổi gì không? Cám ơn bác sĩ. (nguyenvanla…@gmail.com)

 

 

 

Tập thể dục thể thao là một phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) quan trọng và có hiệu quả. Đặc biệt với các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thì tập thể dục thể thao là phương pháp điều trị ưu tiên. Tuy nhên tập thể dục cũng có thể gây một số nguy cơ cho người bệnh, trong đó đáng kể là nguy cơ bị hạ đường huyết.

Các lợi ích của tập luyện thể dục

- Làm giảm đường huyết cả trong và sau khi tập thể dục do làm tăng tiêu thụ đường glucose. Tập thể dục không chỉ kiểm soát đường huyết hằng ngày mà nếu tập đều còn có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn trong thời gian dài.

- Làm tăng tác dụng của insulin, do đó nhu cầu insulin sẽ giảm đi. Tác dụng này là cực kỳ quan trọng đối với các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 vì sự giảm tác dụng của insulin là nguyên nhân chính trong cơ chế bệnh sinh gây tăng đường huyết ở các bệnh nhân này.

- Làm giảm nguy cơ bị các biến chứng tim mạch.

- Làm giảm trọng lượng cơ thể, loại bỏ bớt lượng mỡ thừa, nhất là các bệnh nhân béo bụng.

- Tập thể dục đều đặn còn mang lại cho người bệnh cảm giác thoải mái và một cuộc sống chất lượng cao.

Hướng dẫn tập luyện và tập như thế nào

- Luyện tập gì và luyện tập như thế nào

- Có thể chạy bộ, đánh tennis, đạp xe, bơi lội...

- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi bệnh nhân có bệnh lý tim mạch hay biến chứng.

- Mức độ tập luyện còn tùy mức độ đường huyết, tuổi tác.

- Ban đầu tập 2 lần/tuần, mỗi lần 15 phút, tăng 30 phút rồi 60 phút và tăng dần số ngày tập trong tuần và tăng mức độ tập luyện, giảm và hạn chế tập khi thấy mệt hoặc có dấu hiệu hạ đường huyết.

- Mức độ tập luyện:

+ Nhẹ: đi bộ mỗi lần 30 phút.

+ Trung  bình: đi bộ nhanh, đi xe đạp mỗi lần 30 phút.

+ Nặng: chạy, leo thang, lên dốc mỗi lần 10 phút.

+ Rất nặng: đá banh, bơi lội.

-  Nên đi bộ hoặc tập aerobic vừa phải (30 phút/ngày và 5 ngày/ tuần ).

Chuyên mục do Y - Nha khoa Vạn Phước (Số 307F Nguyễn Văn Linh, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) tài trợ.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, bạn đọc có thể gửi email, thư tín về chuyên mục theo địa chỉ: vanphuocclinic@gmail.com, bacsicuaban.tn@gmail.com hoặc Y - Nha khoa Vạn Phước để được giải đáp và tư vấn.

BS.CK Lâm Huyền Trang
Chuyên khoa Nội tiết Y - Nha khoa Vạn Phước

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.