Rút kinh nghiệm từ hai cuộc chiến do người tiền nhiệm phát động mà chính mình phải dọn dẹp hậu quả, Tổng thống Mỹ Barack Obama không mặn mà với chiến tranh quy mô lớn ở nước ngoài. Thay vào đó, ông tập trung và ưu tiên tiến hành chiến tranh bằng máy bay không người lái, tên lửa phóng từ xa hoặc cử lực lượng tinh nhuệ xâm nhập và tấn công chớp nhoáng. Afghanistan và Pakistan là hai nơi được Mỹ thử nghiệm và vận dụng trên diện rộng sách lược này trong những năm qua.
Nhưng thực chất Mỹ chỉ được lợi trước mắt. Khủng bố mà họ phải đối phó không chỉ quốc tế hóa mạnh mẽ hơn mà còn đã và đang tiếp tục phi tập trung hóa về tổ chức. Truy sát được nhân vật cao cấp này thì khủng bố quốc tế lập tức có được thủ lĩnh khác. Dân Afghanistan và Pakistan bất bình với hoạt động tìm diệt của Mỹ bởi chúng gây thiệt hại về người và của cho dân thường. Mặt khác, dư luận chính trị xã hội phản đối việc Washington không tôn trọng chủ quyền, bất chấp luật pháp và ỷ thế manh động. Làn sóng trên đã bắt đầu xuất hiện ở các nước châu Phi.
Về lâu dài, quan hệ của Mỹ với các nước đó sẽ dần thêm trắc trở. Thể diện và uy danh của Mỹ sẽ bị tổn hại và khủng bố càng có điều kiện thuận lợi để chiêu mộ thành viên và tận dụng dư luận cho cuộc đối địch dai dẳng giữa hai bên. Bằng cách trên, Mỹ không thể giải quyết được dứt điểm và lâu bền vấn đề khủng bố.
Thảo Nguyên
>> Tuyên bố chung của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama
>> Ông Barack Obama tặng ông Tập Cận Bình ghế “làm từ gỗ Mỹ”
>> Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên thệ nhậm chức
>> Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Myanmar
>> Tổng thống Mỹ Barack Obama tái đắc cử
Bình luận (0)