Cùng tìm hiểu bạn nhé!
Bài: Trần Lệ Thủy
(Với sự tư vấn chuyên môn: Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Tuyền)
Đă có rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra được những mặt tốt, xấu của carbohydrate. Một số rất có lợi cho sức khỏe, trong khi số khác là tác nhân gián tiếp gây nên bệnh tiểu đường và những bệnh liên quan đến hệ tim mạch.
Carbohydrate chính là đường?
Đúng! Chất này thường được t́m thấy nhiều trong các loại ngũ cốc, đậu, sữa, bắp rang, khoai tây, bánh ngọt, ḿ spaghetti, nước ngọt, bánh qui. Carbohydrate chính là gluxit, hay đơn giản là đường. Các đơn vị cơ bản của carbohydrat được gọi là monosacarit: ví dụ như glucose, galactose và fructose.
Carbohydrate phức hợp bao gồm nhiều chất đường trong hoa quả và ngũ cốc?
Đúng! Người ta tìm thấy chúng trong các loại ngũ cốc loại dưới dạng tinh bột, một vài loại rau củ, nhất là các loại rễ củ và hoa quả. Thành phần cơ bản của carbohydrate là đường, trong đó tinh bột và chất xơ cũng có đường. Đường là dạng carbohydrate đơn gồm: đường trong hoa quả (fructose), đường trong ngũ cốc và nho (dextrose hay glucose) và đường trong mía, củ cải đường (sucrose). Tổng hợp nhiều chất đường trên gọi là carbohydrate phức hợp.
Thực phẩm giàu carbohydrate có ích cho cơ thể?
Đúng! Khi chúng ta ăn thức ăn chứa carbohydrate, một lượng nhỏ đường sẽ được chuyển hóa thành glucose, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thực phẩm giàu carbohydrate chứa nhiều chất bổ như sinh tố, khoáng chất đôi khi còn có nhiều nước và chất xơ.
Hạn chế các bệnh như ung thư vú, ung thư ruột?
Đúng! Carbohydrate còn có công dụng hạ cholesterol trong máu, làm giảm nguy cơ bệnh tim, xơ vữa động mạch, ung thư ruột, ung thư vú và một số bệnh tiêu hóa khác.
Trong khẩu phần ăn hằng ngày chất carbohydrate sẽ “chiếm lĩnh” chính?
Sai! Dù chất carbohydrate tốt nhưng chỉ nên chiếm từ 50 – 60% tổng số calorie còn lại là đạm và chất béo.
Nếu sử dụng quá nhiều thực phẩm có lượng carbohyfdrate dẫn đến tiểu đường và béo phì?
Đúng! Việc dung nạp quá nhiều carbohydrate sẽ dẫn đến thay đổi hocmone. Nguyên nhân do carbohydrate khiến chức năng gan hoạt động quá tải. Khi lượng carbohydrate quá nhiều chúng sẽ chuyển hóa thành lipid. Số lượng lipid vượt mức cho phép sẽ làm hạn chế việc sản sinh chất SHBG (là protein có khả năng ổn định hormone giới tính estrogen và testosterone.) Nếu ăn đồ ngọt quá nhiều, dẫn đến t́nh trạng giảm lượng SHBG, làm cho da bạn bị sần và có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao.
Nguy cơ dẫn đến tim mạch
Đúng! Nếu ăn nhiều đường, chúng ta đă gửi đến cơ thể thông điệp: "cứ chuyển thành chất béo cho ta". Không chỉ insuline giúp cơ thể dự trữ carbohydrate dưới dạng chất béo, mà nó còn nói với cơ thể rằng "đừng giải phóng chất béo dự trữ nhé". Vậy nên bạn đừng hi vọng sử dụng lượng chất béo này. Người ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao, các động mạch cánh tay của họ có hiện tượng sưng phồng. Việc thành động mạch mở rộng đột ngột có thể gây ra một số tác động tiêu cực tới sức khỏe, trong đó có hiện tượng giảm độ co giăn động mạch, dẫn tới bệnh về tim mạch và nguy cơ đột tử cao hơn người b́nh thường.
Không sử dụng các loại thực phẩm chứa carbohydrate để tránh các bệnh mãn tính?
Sai! Gluxit (hay carbohydrate) được phân giải và hấp thụ trong đường ruột, sau đó được đưa vào gan, nơi chúng được chuyển thành glycogene. Glycogene được giải phóng nếu như các cơ quan đ̣i hỏi để cân bằng lượng đường huyết (tỉ lệ đường trong máu luôn phải được duy trì quanh mức 1%). Cơ thể cần cung cấp gluxit (đường bột) một cách đều đặn để nuôi năo bộ, và năo bộ giữ độc quyền một lượng lớn glycogene, với 2/3 lượng carbohydrate trong máu trong khi ngủ. Chính v́ điều này, cơ thể luôn đ̣i hỏi cung cấp đều đặn carbohydrate để chuyển chúng thành glycogene dự trữ. V́ì thế nếu chế độ dinh dưỡng thấp carbohydrate có thể gây tắc nghẽn động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ bị trụy tim và đột quỵ