Nghĩa địa của thôn An Bằng không chỉ được mệnh danh là '
thiên đường lăng mộ', mà còn được nhiều người gọi là 'khu biệt thự của người chết', '
thành phố ma'... Mặc dù nơi đây chưa có con số thống kê cụ thể về số lượng lăng mộ, nhưng ước tính lên đến hàng ngàn công trình lăng mộ nguy nga, sắc màu lộng lẫy. Đa phần các công trình có chi phí xây dựng từ vài trăm triệu đến vài tỉ đồng.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, 'thiên đường lăng mộ' bắt đầu hình thành từ thập niên 90 của thế kỷ 20. Đến nay, 'thiên đường lăng mộ' đã trải qua nhiều đợt "lên đời" và ngày càng nguy nga, lộng lẫy, mật độ lăng mộ san sát nhau, trải dài khoảng 10 km từ đầu thôn đến cuối thôn.
Cư dân thôn An Bằng trước đây đa phần làm nghề biển. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt là hầu hết các gia đình nơi đây đều có thân nhân là Việt kiều định cư ở nước ngoài. 'Thiên đường lăng mộ' được hình thành và ngày càng quy mô, nhờ nguồn tiền của Việt kiều gửi về quê nhà. Với đạo lý đền đáp công ơn sinh thành, báo hiếu ông bà tổ tiên được đặt lên hàng đầu, nhiều gia đình không tiếc tiền để xây dựng, chăm lo các phần mộ kiên cố, bài bản.
Những lăng mộ nguy nga nằm san sát nhau, tạo thành 'thiên đường lăng mộ' vang danh
|
Người dân thôn An Bằng tâm niệm rằng, việc chăm lo phần mộ cho ông bà tổ tiên là thể hiện đạo lý báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục. Do đó, hầu hết các phần mộ đều quy mô, nguy nga
|
Một trong hàng ngàn lăng mộ ở 'thiên đường lăng mộ' An Bằng
|
Kiến trúc lăng mộ được thiết kế cầu kỳ, ốp đá và sành sứ công phu
|
Mặt tiền một ngôi lăng mộ ở 'thiên đường lăng mộ'
|
Tháp trang trí bảo vệ bia mộ
|
Tường của lăng mộ được trang trí cầu kỳ, đẹp mắt
|
Một góc nhỏ của 'thiên đường lăng mộ'
|
Có những gia đình xây sẵn lăng mộ cho ông bà, khi ông bà qua đời sẽ có ngay 'nhà mới'
|
Việc dựng xây ở 'thiên đường lăng mộ' vẫn đang tiếp tục. Nơi đây có những người thợ gắn bó gần cả cuộc đời với công việc làm đẹp cho các lăng mộ
|
Bình luận (0)