>> Đánh bom tại Afghanistan khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ở thăm
>> Mỹ sẽ giữ 13.600 quân ở Afghanistan?
>> Afghanistan xua đuổi biệt kích Mỹ
Taliban đón ông Hagel đến Afghanistan bằng hai vụ đánh bom liều chết. Nhưng thật ra hai vụ đánh bom chẳng gây ra tác động chính trị bất lợi cho Mỹ và cho mối quan hệ giữa Washington với Kabul bằng phát biểu ngay trước đó của Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai. Phát biểu trên truyền hình, ông Karzai đã công khai cho rằng Washington và Taliban "đi đêm" với nhau. Theo ông, Mỹ không thật sự coi Taliban là kẻ thù và vẫn muốn trụ lại ở Afghanistan sau thời điểm rút quân đã được ấn định là năm 2014. Nghi lễ chuyển giao quyền quản lý nhà tù Bagram cho Afghanistan và cuộc họp báo chung giữa Tổng thống Karzai với ông Hagel, vốn mang nhiều ý nghĩa chính trị, đều bị hủy bỏ.
Dù nhanh chóng bác bỏ cáo buộc của ông Karzai nhưng Washington cũng không phủ nhận việc từng tiếp xúc với nhóm ôn hòa trong Taliban. Đó là kết quả của nhận thức về thất bại trong ý đồ tiêu diệt hoàn toàn Taliban và nỗi lo về nguy cơ an ninh mà lực lượng này có thể gây ra cho Mỹ cùng Afghanistan thời hậu chiến. Mặt khác, ý đồ của Mỹ còn là tạo đối trọng với chính quyền Afghanistan, vừa răn đe vừa cảnh báo cá nhân ông Karzai.
Mỹ "lòng sung" như thế vì thật ra chính ông Karzai đã "lòng vả". Đó là vì vị tổng thống này cũng vừa dựa vào Mỹ để đối phó Taliban, lại vừa tìm cách tranh thủ Taliban để gây áp lực với Mỹ. Cứ như thế, Taliban được lợi nhất.
La Phù
>> Taliban đe dọa người bán phim khiêu dâm ở Pakistan
>> Taliban tấn công căn cứ NATO
>> Taliban thề tấn công các mục tiêu Ấn Độ
>> Taliban được phép tranh cử tổng thống tại Afghanistan
>> Pakistan treo giải 1 triệu USD bắt phát ngôn viên Taliban
>> Mexico bắt trùm ma túy khét tiếng "El Taliban
Bình luận (0)