Hợp lý khi chọn “ngoại”
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là một trong 4 trường đầu tiên được công nhận kiểm định bởi tổ chức kiểm định nước ngoài. Tổ chức kiểm định cho trường là HCERES của Pháp.
Theo PGS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng nhà trường, sự lựa chọn này với trường là khá ngẫu nhiên, nhưng quá trình và kết quả kiểm định sau đó cho thấy đó là sự lựa chọn hợp lý, hiệu quả. “Về chi phí, ngoài tiền chi trả vé máy bay, ăn ở khách sạn cho các thành viên đoàn kiểm định khi họ từ Pháp sang Hà Nội, chúng tôi chỉ phải trả một phần rất nhỏ. Tôi không biết cụ thể chi phí kiểm định trong nước là bao nhiêu, nhưng tôi nghĩ số tiền mà trường bỏ ra để kiểm định bởi HCERES không trội lên nhiều lắm”. Ngoài ra, nhiều trường VN cũng đang theo kiểm định của Tổ chức AUN-QA. Theo PGS Tớp, mức phí của AUN-QA là khá dễ chịu bởi chỉ tương đương mức phí trong nước.
tin liên quan
Lần đầu tiên, 4 trường đại học của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định quốc tếMột tổ chức đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học độc lập của Pháp đã ra kết luận đánh giá đạt chuẩn kiểm định trường đại học với 4 trường đại học của Việt Nam.
Trong nước thường hướng tới hình thức
Theo GS Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, trình độ kiểm định của tất cả đơn vị kiểm định của mình là chưa đạt yêu cầu. Các nước, để hình thành nên lực lượng kiểm định, họ đào tạo bài bản, trong khi ta thì chủ yếu tự bồi dưỡng bằng cách tự đọc tài liệu. Việc kiểm định lẽ ra phải thực hiện bởi những người có trình độ thì ta đành phải lấy “cơm chấm cơm”, dùng trung tâm kiểm định của một đơn vị ĐH này đi kiểm định một trường ĐH khác.
TS Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Tây, cho biết trước đây, khi ông còn làm hiệu trưởng ở Trường ĐH FPT, trường tham gia cả kiểm định trong nước, cả quốc tế, nên cũng nhận thấy có sự khác nhau giữa trong và ngoài. TS Minh nhận xét: “Công bằng mà nói, 4 tổ chức kiểm định của VN mới được thành lập nên chưa thể tốt ngay, nói rằng chất lượng kiểm định của các tổ chức kiểm định VN chưa tốt thì không có gì sai. Nhưng nếu làm người quản lý của một tổ chức trong hệ thống, mình phải chấp nhận cái không tốt đó trong một thời gian. Chắc cần thêm 5 - 7 năm hệ thống mới tốt dần lên được”.
Ông Minh so sánh: “Cái khác biệt lớn nhất giữa kiểm định VN với kiểm định nước ngoài là nước ngoài thì hướng tới kết quả còn VN thì hay hướng tới hình thức. Nếu tổ chức của mình mà không đạt các quy định hành chính thì nó hơi khó kiểm định, trong khi cái đó lại không đem đến chất lượng giáo dục”.
tin liên quan
Khó giám sát kiểm định ĐH: Chuẩn trong nước nặng tính 'dìm hàng'Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH phải hoàn thành báo cáo tự đánh giá và kiểm định trước năm 2019.
Chỉ nên kiểm định với nước ngoài theo chương trình
Từ góc độ của một chuyên gia độc lập, TS Đỗ Thị Ngọc Quyên, chuyên gia độc lập nghiên cứu giáo dục ĐH, cho rằng nếu các trường tỉnh táo thì chỉ nên làm kiểm định chương trình với nước ngoài. TS Quyên phân tích: “Nếu kiểm định chương trình của nước ngoài, đồng tiền bỏ ra cho kiểm định là rất đắt, nhưng giá trị thật, nó tác động trực tiếp vào chất lượng tấm bằng của người học. Còn cấp trường, thì không nên. Kiểm định thường đi theo mục tiêu đào tạo, sứ mệnh đào tạo phục vụ cho lợi ích quốc gia. Ví dụ bộ tiêu chuẩn kiểm định của Pháp đối với các trường ĐH Pháp thì nó phục vụ các mục tiêu phát triển ĐH của nước Pháp. Nếu trường của VN thực hiện bộ tiêu chuẩn của trường Pháp nghĩa là anh đi phục vụ sứ mệnh, tiêu chuẩn của nước Pháp”.
|
Bình luận (0)