GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng theo trình tự ban hành luật thì trước khi đề xuất sửa, Bộ GD-ĐT phải có tổng kết, đánh giá về việc thực hiện luật Giáo dục hiện hành.
Về vấn đề một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa, nếu sửa luật Giáo dục thì đương nhiên sẽ phải cập nhật vì nghị quyết của Quốc hội đã khẳng định chủ trương một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa. Nghị quyết của Quốc hội cũng có giá trị pháp lý ngang bằng với luật vì đều là do Quốc hội ban hành. Nghị quyết này ban hành sau luật Giáo dục nên khi có điều kiện sửa luật Giáo dục thì đương nhiên phải cập nhật nội dung này. Theo quy định của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngay tại thời điểm khi đã có nghị quyết của Quốc hội thì văn bản này sẽ có hiệu lực thay cho điều tương tự của luật Giáo dục. Tức là quy định “một bộ sách giáo khoa” cho đến nay đã không còn hiệu lực nữa rồi.
Theo nhiều chuyên gia, để giáo dục đại học tiếp cận được với xu hướng phát triển của thế giới thì cần phải sửa càng sớm càng tốt luật Giáo dục đại học.
Còn về kỳ thi tốt nghiệp THPT, trong luật Giáo dục hiện hành chỉ quy định có 1 kỳ thi như vậy. Nếu bỏ hẳn kỳ thi này thì đương nhiên phải sửa luật Giáo dục, giống như trước kia chúng ta quyết định bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học và tốt nghiệp THCS. Tuy nhiên, nếu vẫn còn tồn tại kỳ thi này nhưng cách thức tổ chức ra sao, giao cho Bộ GD-ĐT hay giao cho các địa phương… thì không cần thiết phải sửa luật vì luật hiện hành cũng không quy định chi tiết, cụ thể như vậy. Việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT hằng năm vẫn thực hiện theo quy chế thi và hướng dẫn thực hiện quy chế mà Bộ ban hành.
Ngày 13.2, Bộ GD-ĐT ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế thi THPT
quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp với những thông tin quan trọng liên
quan trực tiếp tới quá trình đăng ký dự thi và làm bài của thí sinh.
Trong cuộc tọa đàm “Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục đại học” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ thực hiện hôm qua (10.2), đại diện Bộ GD-ĐT và các chuyên gia cho rằng cần phải có chế tài mạnh để thúc đẩy kiểm định đại học.
Bình luận (0)