Các vệ tinh đã được Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) phóng lên quỹ đạo từ năm 2013 với mục tiêu nghiên cứu từ trường trái đất. Theo tờ Nature Geoscience, nhờ vào các dữ liệu quan sát được từ mạng lưới vệ tinh Swarm, con người có thể nhìn xuyên địa cầu giống như trường hợp chụp ảnh X-quang một vật thể.
tin liên quan
Con người chỉ còn 1.000 năm trên trái đất?Stephen Hawking, nhà vật lý lý thuyết thiên tài người Mỹ, vừa lên tiếng cảnh báo rằng toàn nhân loại có thể chỉ còn chưa đến 1000 năm để tìm kiếm hành tinh mới, duy trì được sự sống nhằm thay thế cho trái đất.
Trong khí quyển, luồng khí lưu là “dòng sông khí” giúp tăng tốc độ di chuyển của các máy bay dân sự lẫn quân sự. Còn trong lõi địa cầu, một dải kim loại lỏng bề ngang 420 km đang di chuyển với vận tốc 40 km/năm, theo ước tính của nhóm chuyên gia. Vận tốc này nhanh gấp 3 lần so với tốc độ bình thường của lõi ngoài, nhanh hơn hàng trăm ngàn lần so với sự di chuyển của các đĩa kiến tạo. Tờ New Scientist đưa tin các chuyên gia phát hiện tốc độ của dòng sông kim loại lỏng dường như tăng gấp 3 kể từ năm 2000.
Đài BBC dẫn lời chuyên gia Chris Finlay của Đại học Kỹ thuật Đan Mạch lưu ý rằng dòng chảy trên có lẽ là chuyển động nhanh nhất từng ghi nhận được bên trong khối cầu đặc mang tên trái đất. Luồng kim loại lỏng đang ở độ sâu 2.900 km bên dưới Alaska và Siberia, hiện trải rộng khoảng phân nửa hành tinh. Theo các nhà nghiên cứu, đây là hiện tượng tồn tại trong suốt hàng trăm triệu năm qua. “Đây là phát hiện đáng nể”, theo trang tin New Scientist dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu Phil Livermore của Đại học Leeds (Anh).
Luồng chảy về hướng tây được đánh giá có vai trò quan trọng đối với từ trường địa cầu. Do vậy, việc tìm hiểu thêm về dòng sông kim loại có thể giúp giải thích tại sao từ trường trái đất thay đổi trong suốt lịch sử của hành tinh chúng ta. Trong số này là hiện tượng trường địa từ xoay cực, mà theo giới khoa học là đang diễn ra trong thời đại của chúng ta.
Bình luận (0)